1. Tâm lý khách du lịch là gì?
2. Phân loại đặc điểm khách du lịch
2.1. Tâm lý khách theo giới tính
2.2. Theo độ tuổi
2.3. Theo nghề nghiệp
2.4. Theo châu lục
2.5. Tâm lý khách du lịch theo tôn giáo
3. Những mẹo vận dụng khéo léo tâm lý khách hàng vào kinh doanh nhà hàng – khách sạn
Mục lục ( - )
Khách du lịch là nguồn sống của ngành nhà hàng – khách sạn. Vậy làm thế nào để luôn duy trì và phát triển lượng khách du lịch? Câu trả lời nằm ở việc nắm rõ tâm lý khách du lịch và sự thõa mãn triệt để tất cả những nhu cầu này.
1. Tâm lý khách du lịch là gì?
Đó là những suy nghĩ, hành vi và cảm xúc của khách hàng. Các doanh nghiệp kinh doanh khối ngành du lịch – nhà hàng – khách sạn phải dựa vào đó mà nghiên cứu các tác động tâm lý dẫn đến hành vi mua dịch vụ. Từ đó, vận dụng vào kinh doanh nhằm thỏa mãn tâm lý của họ, đem lại lợi nhuận kinh doanh lâu dài.

Lợi ích của việc hiểu rõ tâm lý khách hàng:
- Lường trước và điều chỉnh lượng cung – cầu phù hợp từng thời điểm
- Sáng tạo chiến lược kinh doanh hợp lí
- Hoàn thiện hệ thống kinh doanh
2. Phân loại đặc điểm khách du lịch
Khách du lịch cũng có nhiều kiểu. Có người thích du lịch khám phá, ưa mạo hiểm và những điều mới lạ. Ngược lại có những du khách lại thích tận hưởng kỷ nghỉ theo cách nghỉ dưỡng. Dựa trên những số liệu nghiên cứu, điều tra về đặc điểm tâm lý khách du lịch, các chủ đầu tư (CĐT) có thể đưa ra những nhận định và chiến lược phù hợp cho khách sạn.
2.1. Tâm lý khách theo giới tính
Giới tính mang tới những đặc điểm khác nhau trong cách tận hưởng kì nghỉ và mua sắm của hai phái nam – nữ.
Khách nữ:
- Tinh tế, nhạy cảm, để ý kỹ từng chi tiết
- Chi rất bạo cho mua sắm
- Tính toán cẩn thận và kỹ lưỡng trước khi mua 1 món gì đó
- Phụ nữ châu Á khá e dè, ngược lại phụ nữ châu Âu bạo dạn
Khách nam:
- Tâm lý khách du lịch nam cởi mở, chi tiêu thoáng, thích khám phá và ưa mạo hiểm.
- Thích thưởng thức những món ăn lạ lẫm hơn, đồ sang hơn, tốt hơn.
2.2. Theo độ tuổi
Mỗi độ tuổi sẽ có tâm sinh lý, văn hóa ứng xử và mong muốn khác nhau. Nắm vững những thay đổi này, anh/chị có thể làm chủ kinh doanh và mang lại nhiều lợi nhuận cho khách sạn.
Thanh niên (18 – 25 tuổi):
- Thích sống ảo, thích khám phá cái mới
- Không quá quan trọng chỗ ăn ở, chỉ cần được check – in có ảnh đẹp là thỏa mãn
- Hay thay đổi, khó trung thành với 1 doanh nghiệp

Trung niên (25 – 40 tuổi):
- Thích nghỉ dưỡng cao cấp, được phục vụ chu đáo
- Tương đối thích sự yên tĩnh
- Ít thời gian nên họ thường chỉ đi du lịch trong các ngày lễ
Người cao tuổi:
- Tâm lý khách du lịch cao tuổi là thích không gian yên tĩnh, nhỏ nhẹ.
- Thái độ, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, chu đáo là điều quan trọng nhất với họ

Trẻ em:
- Vô cùng hiếu động, nghịch ngợm và ham chơi.
- Là nhân tố để các doanh nghiệp có thể upsell, vì rất ít cha mẹ nào tiếc tiền cho con mình

2.3. Theo nghề nghiệp
Chính trị:
- Thích phong cách nhanh – gọn – lẹ, tiết kiệm thời gian
- Yêu cầu cao về sự tiện nghi, sang trọng

Doanh nhân:
- Có kinh nghiệm giao tiếp tốt, ưa thích môi trường giúp mở rộng mối quan hệ
- Thích sự nhanh gọn
- Khá tin vào phong thủy, tín ngưỡng, bói toán
Người lao động, công nhân:
- Không mấy quan tâm đến địa điểm du lịch, chỉ cần được đi du lịch là đã vui
- Không cần ở những nơi sang trọng
- Thích khám phá cảnh đẹp, chụp hình check – in
- Hòa đồng, thoải mái, vui vẻ

Nghệ sĩ:
- Tính tình thoải mái, tự nhiên và chi tiêu rất hào phóng
- Sống theo cảm hứng
- Thích ở những resort, khách sạn sang trọng hơn là khám phá cảnh đẹp du lịch
2.4. Theo châu lục
Mỗi khu vực sẽ có những đặc trưng về văn hóa, cách giao tiếp và ứng xử. Việcphân loại khách dựa trên những đặc trưng về văn hóa, thói quen sinh hoạt, nếp ăn uống,.. sẽ mang tới những hiệu quả tích cực cho hoạt động kinh doanh của nhà hàng – khách sạn.
Người Châu Á:
- Chi tiêu kỹ lưỡng và tiết kiệm.
- Ăn uống theo sở thích, khó hòa nhập với văn hóa ẩm thực địa phương, thích ngồi lâu.
- Đời sống tình cảm kín đáo.
- Theo tâm lý khách châu Á, họ rất tôn trọng lễ nghĩa, tín ngưỡng và chú trọng cao trong vấn đề chào hỏi
- Xưng hô thân mật, thích sự niềm nở
- Thích được phục vụ hơn là tự phục vụ.

>> Xem thêm: Tâm lý khách du lịch Nhật Bản
Tâm lý khách du lịch châu Âu:
- Sống khá thực tế, cởi mở, đề cao chủ nghĩa cá nhân.
- Tác phong nhanh nhẹn và rất tôn trọng thời gian.
- Sòng phẳng trong chi tiêu
- Rõ ràng trong mọi việc, không chấp nhận sự nhập nhằng
Người Châu Phi:
- Rất hiếu khách và lễ phép
- Tôn sùng đạo giáo và có nhiều phong tục vô cùng khắt khe.
- Sống theo kiểu mẫu đại gia đình với chủ nghĩa “Gia đình trị”.
Người Châu Mỹ:
- Tâm lý khách du lịch châu Mỹ đề cao tính cá nhân, quyền riêng tư
- Khi tranh cãi thường có cử chỉ mạnh, rất quan tâm đến địa vị và sự giàu sang.
- Hiếu khách và thích ngồi bên cạnh khi trò chuyện
- Thẳng tính, thực tế, cởi mở và thân thiện, coi trọng nghi thức
2.5. Tâm lý khách du lịch theo tôn giáo
Khách du lịch theo Đạo Phật:
- Thích sự yên tĩnh và dễ dàng hòa hợp với các đạo khác
- Giàu lòng từ bi, nhân ái
- Thoải mái, dễ chịu, từ tốn
Khách theo Thiên chúa giáo:
- Có niềm tin tuyệt đối vào Chúa trời
- Có nhiều tập tục và phải kiêng kị
Khách theo đạo Hồi:
- Kiêng ăn thịt vào tháng 3 hằng năm.

3. Những mẹo vận dụng khéo léo tâm lý khách hàng vào kinh doanh nhà hàng – khách sạn
Sau khi nắm bắt chính xác tâm lý khách du lịch, các CĐT có thể đưa ra những hoạch định và chiến lược kinh doanh phù hợp nhất. Thay đổi cách phục vụ, nâng cao kỹ năng nhân viên để mang tới sự hài lòng nhất cho khách hàng.
Để mang lại hiệu quả kinh doanh tốt, anh/chị có thể tham khảo một vài bí kíp nhỏ dưới đây:
- Trang hoàng, sửa sang, làm mới lại cơ sở kinh doanh nhằm chuẩn bị cho lượng lớn du khách ghé thăm vào dịp lễ – Tết.
- Phụ nữ là “tay hòm chìa khóa”. Vậy nên luôn có những chương trình khuyến mại, tặng thêm, tặng kèm để kích thích họ sử dụng nhiều dịch vụ hơn.
- Lên trước kế hoạch nhân sự theo từng mùa cao điểm và thấp điểm của du lịch. Nhằm tránh tình trạng thừa mứa hoặc thiếu hụt nhân sự trong những thời điểm khác nhau.
- Với các khách nước ngoài, có thể tăng mức giá dịch vụ lên tối đa 15% so với người Việt. Đa số khách vẫn sẽ thoải mái chấp nhận.
- Niêm yết giá số lẻ đối với khách Việt, khách châu Á. Niêm yết giá số chẵn đối với khách Tây.
- Phân loại phòng (Deluxe, Super VIP, Normal,…) để phù hợp với nhu cầu từng loại khách.
Kinh doanh du lịch – khách sạn – nhà hàng không phải điều đơn giản. Để mang tới những dịch vụ hoàn hảo nhất, anh/chị cần có nghiên cứu kỹ lưỡng về tâm lý khách du lịch, từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất.
Cảm ơn anh/chị đã theo dõi bài viết!
Công Ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Vinapad Việt Nam
Factory: Mặt đường KCN Bình Phú, Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội
VP: Thôn Yên Lạc 1, Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội
Email: kinhdoanh@vinapad.com
Website: https://vinapad.com
Điện thoại: 091.468.2106
https://twitter.com/HMA_Agency
https://www.pinterest.com/hmaagency/
HMA Agency – Đơn vị cung cấp marketing thuê ngoài chất lượng uy tín
Dịch vụ phòng Marketing thuê ngoài HMA Agency có gì đặc biệt?