Đà kiềng là gì? Cách phân biệt giữa đà kiềng và giằng móng
Độ cao của đà kiềng sẽ thay đổi dựa vào từng loại móng
Tầm quan trọng của đà kiềng trong xây dựng
Cách thi công đà kiềng hiệu quả nhất
Mục lục ( - )
Có thể nói nếu muốn công trình “trường tồn với thời gian” và sức chịu lực cao đặc biệt khi xây dựng trên nền đất mềm thì đà kiềng quả là sự lựa chọn hàng đầu. Vậy đà kiềng là gì và tầm quan trọng của đà kiềng trong xây dựng. Mời các bạn theo dõi bài viết ngay sau đây của Vinapad!
Đà kiềng là gì? Cách phân biệt giữa đà kiềng và giằng móng
Trong những công trình xây dựng, muốn gia cố nền móng người ta không thể không sử dụng 2 kỹ thuật đó chính là giằng móng và đà kiềng. Nhưng không phải ai cũng biết sự khác biệt hoàn toàn của hai kỹ thuật này và đang bị nhầm lẫn giằng móng và đà kiềng.
Đà kiềng trong xây dựng hay còn được gọi với cái tên giằng cột. Nó giúp các phần đầu nối liên kết các cột lại với nhau và nằm ở vị trí gần chân cột, đài móng,… Đà kiềng có nhiệm vụ nâng đỡ phần cột, có thể chịu được một lực nhất định để cho ngôi nhà được chắc chắn nhất có thể.
Giằng móng hay còn gọi là dầm móng chính là kết cấu của ngôi nhà theo phương ngang. Đỡ một phần lực của tường bao truyền vào móng chính là chức năng của giằng móng trong xây dựng. Vị trí của nó có thể nằm ngoài giữa hoặc mặt trong của cột và còn tuỳ thuộc vào vị trí của tường.
Độ cao của đà kiềng sẽ thay đổi dựa vào từng loại móng
Với mỗi công trình xây dựng khác nhau sẽ tương ứng với đà kiềng phù hợp, cụ thể:
Đối với móng băng và móng đơn: Mặt kiềng có độ cao của mặt trên nhất định phải thấp hơn nền sau khi hoàn thiện khoảng 7 – 10cm. Một lưu ý mà người làm trong ngành không được bỏ qua đó chính là tránh thi công mặt đà kiềng thấp sau đó mới tiến hành xây bó nền bằng gạch. Bởi sẽ khiến nước dễ bị thẩm thấu theo bó nền tường và ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng và thẩm mỹ của công trình nữa.
Đối với mọc cọc cừ tràm: Đà kiềng có độ cao phải có dọc và ngang bằng nhau. Bên cạnh đó cần bằng độ cao của đài cọc và thông thường nên sử dụng ở những nơi tải trọng không động. Nếu thực hiện đúng như thế sẽ dễ dàng thi công hệ thống cấp thoát nước và tiết kiệm được không nhỏ nguyên vật liệu.
Tầm quan trọng của đà kiềng trong xây dựng
Có thể nói đà kiềng giữ vai trò không thể thiếu trong xây dựng các công trình. Đà kiềng có chức năng chống lún lệch móng và đỡ các bức tường hiệu quả. Đặc biệt hơn bởi khả năng chịu được lực uốn tác dụng của toàn bộ căn nhà thông qua các cột. Những tác dụng chính của đà kiềng có thể kể đến bao gồm:
- Giúp cố định chân cột, giữ cho khoảng cách giữa các chân cột không bị thay đổi trong quá trình khi xây dựng các phần phía trên của công trình.
- Đà kiềng tham gia với toàn bộ kết cấu của công trình như khung, dầm, cột và chịu ứng suất công trình sinh ra bởi độ lún thẳng đứng xảy ra ở bất kỳ vị trí móng nào.
- Chịu tải trọng cho toàn bộ tường, nó giúp hạn chế việc nứt tường xảy ra trong quá trình thi công cũng như đi vào sử dụng.
Cách thi công đà kiềng hiệu quả nhất
Muốn công trình “trường tồn với thời gian” hay chịu được lực cao thì chắc chắn không thể bỏ qua giai đoạn đà kiềng. Đối với những công trình lớn và cần thực hiện trong thời gian gấp rút, có thể thi công đà kiềng với coppha làm bằng gạch. Kỹ thuật thi công đà kiềng được thực hiện bằng những bước chính sau:
Bước 1: Thép được buộc lại tạo thành khung và ghép vào vị trí đã được định vị trước đó. Sau đó kê các vật có độ dày khoảng 30mm ngay dưới khung thép nhằm giúp đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép.
Bước 2: Bắt tay vào gia công lắp dựng ván khuôn gỗ, sau đó tập kết lại thành hộp. Điều chỉnh khuôn theo đúng yêu cầu đã định trước bằng cách sử dụng cây gỗ 30mm x 50mm.
Bước 3: Trộn đều hỗn hợp bê tông và đổ vào khuôn ván. Lưu ý cần dùng đầm dùi đầm kỹ bê tông nhằm không để các lỗ hổng bọt khí.
Bước 4: Tháo ván không sau 2 – 4 ngày, hạn chế làm sứt mẻ cấu kiện đà giằng.
Qua những thông tin về đà giằng được chia sẻ trên đây, hy vọng có thể giúp bạn nắm rõ đà kiềng là gì và những thông tin cần thiết xoay quanh kỹ thuật này. Nếu còn thắc mắc liên quan đến lĩnh vực thiết kế thi công nội thất xin vui lòng liên hệ hotline 0914682106 để tư vấn.
Bài viết liên quan:
Diện tích xây dựng là gì? Cách tính diện tích xây dựng, sử dụng
Tiết diện là gì? Cách bố trí cốt thep trong tiết diện ngang
Diện tích thông thủy là gì? Cách tính diện tích thông thủy