VINAPAD - Nhà thầu thi công nội thất khách sạn chuyên nghiệp

Hostess là gì? Công việc và vai trò của hostess trong khách sạn

    Mục lục ( - )

  • Hostess là gì?

  • Các công việc của hostess trong khách sạn

    • Đón tiếp khách

    • Nhận thông tin đặt bàn

    • Giải đáp thắc mắc của khách

    • Những công việc khác

  • Vài trò của Hostess trong bộ máy khách sạn

  • Yêu cầu cần có đối với một hostess

Khi tìm hiểu về ngành Nhà hàng – Khách sạn, bạn sẽ bắt gặp thuật ngữ Hostess rất nhiều lần. Điều đó cho thấy thuật ngữ này rất phổ biến, quan trọng đối với các khách sạn, nhà hàng như thế nào.

Vậy Hostess là gì? Cùng xem những chia sẻ sau để có những kiến thức thú vị và hữu ích về vị trí này nhé.

Hostess là gì?

Trong các khách sạn, resort, nhà hàng, Hostess là nữ nhân viên tiếp đón khách hàng, có nhiệm vụ chính là chào đón và sắp xếp chỗ ngồi hoặc phòng nghỉ cho khách. Vai trò của Hostess là phải tạo được những ấn tượng tốt đầu tiên với khách hàng về chất lượng dịch vụ của nhà hàng, khách sạn, resort đang cung cấp.

hostess-la-gi
Hình ảnh nữ nhân viên tiếp đón trong các khách sạn, nhà hàng

Thông thường, vị trí Hostess thường được các chủ nhà hàng tuyển chọn rất kỹ lưỡng bởi đây là vị trí tiếp xúc phần lớn với khách hàng và là một trong những người ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của khách.

Các công việc của hostess trong khách sạn

Nhiệm vụ, chức năng chính của các hostess tại khách sạn là chào đón và hướng dẫn khách đến những khu vực cần thiết. Nếu tại nhà hàng, khách sẽ được hostess hướng dẫn vị trí chỗ ngồi phù hợp.

hostess-restaurant
Nhân viên hostess trong các nhà hàng

Ngoài phần việc chủ yếu nêu trên, các Hostess còn cần thực hiện thêm những trách nhiệm quan trọng khác bao gồm:

Đón tiếp khách

  • Chào đón khách tại cửa chính nhà hàng.
  • Ghi nhớ khách hàng thân thiết để chào bằng tên, tạo sự thân thiên, gần gũi.
  • Mở cửa, cúi chào khách và cảm ơn khi khách ra về.

Nhận thông tin đặt bàn

  • Hỏi thông tin đặt bàn, kiểm tra thông tin và hướng dẫn hoặc dẫn khách đến ngồi đúng vị trí.
  • Nếu khách không đặt bàn trước thì hỏi xem khách thích ngồi vị trí nào (thích ngồi gần cửa sổ, tầng trệt hay cao hoặc ngồi gần đèn chiếu sáng…), đi bao nhiêu người rồi dựa trên chổ ngồi trống hiện tại để sắp xếp chổ ngồi cho khách hợp lý.
  • Báo cáo tình hình bàn trống, bàn đầy cho quản lý vào mỗi đầu ca.
  • Liên kết với các bộ phận phục vụ của nhà hàng để đảm bảo khách được phục vụ kịp thời, không để khách đợi chờ quá lâu.
cong-viec-cua-hostess
Tiếp nhận thông tin đặt bàn là công việc của những hostess

Giải đáp thắc mắc của khách

  • Giải đáp chính xác, cặn kẽ những thắc mắc của khách trong phạm vi hiểu biết của mình. Nếu không thì giúp khách hàng liên kết với người có khả năng giải đáp.
  • Tư vấn, gợi ý cho khách thức uống, món ăn đặc trưng của nhà hàng dựa trên sở thích của khách.
  • Hướng dẫn khách đến các khu vực được phép, gặp nhân viên phụ trách… khi được yêu cầu.

Những công việc khác

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực cửa ra vào nơi mình chào đón khách.
  • Tham gia đề xuất ý tưởng nâng cao chất lượng kinh doanh của nhà hàng.
  • Tham gia các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, đào tạo cho nhân viên nhà hàng.
  • Báo cáo số lượng khách ra vào nhà hàng cho cấp trên.
  • Báo cáo với quản lý tất cả các sự cố xảy ra trong nhà hàng.
  • Bàn giao công việc cho nhân viên ca sau.
  • Nếu nhà hàng đông khách thì tham gia hỗ trợ phục vụ khi được yêu cầu.
  • Đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên mới.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu cấp trên.
nhan-vien-tiep-don
Ngoại hình ưa nhìn, tác phong lịch sự, niềm nở là ưu điểm của nhân viên tiếp đón

Vài trò của Hostess trong bộ máy khách sạn

Vị trí nhân viên Hostess sẽ nắm giữ vai trò tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp của khách sạn trong mắt khách hàng.

Hostess cần luôn thường trực nụ cười trên môi, vẻ mặt tươi tắn và thái độ niềm nở, thân thiện để chào đón khách hàng.

Do có vai trò quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho khách sạn, đồng thời hostess còn phải thực hiện nhiều công việc khác nhau. Vì vậy, vị trí Hostess được các chủ đầu tư khách sạn lưu ý tuyển dụng với mức lương khá cao đi kèm không ít yêu cầu.

Yêu cầu cần có đối với một hostess

Trước hết, với đặc thù công việc là đón tiếp, tạo ấn tượng ban đầu với khách đến khách sạn, các hostess cần sở hữu ngoại hình ưa nhìn. Bề ngoài cần chỉn chu, sạch sẽ và đẹp mắt. Từ đầu tóc đến quần áo cần phẳng phiu, chuẩn bị chu đáo. Với nhân viên nữ, cần trang điểm phù hợp, tác phong lịch sự.

vai-tro-cua-hostess
Tầm ảnh hưởng của nhân viên tiếp đón đối với khách sạn

Thứ 2, hostess cần có trình độ ngoại ngữ đạt yêu cầu giao tiếp trong công việc. Phát âm ngoại ngữ chuẩn cộng với thái độ dễ chịu của hostess sẽ là điểm cộng lớn cho khách sạn.

Thứ 3, sự chuyên nghiệp trong công việc cũng là một yêu cầu quan trọng mà các hostess cần có. Điều này đòi hỏi vị trí này cần được đào tạo bài bản.

Thứ 4 là sự nhanh nhẹn, ứng phó linh hoạt và chuyên cần. Những yếu tố này sẽ giúp người nhân viên hostess làm chủ mọi tình huống. Bên cạnh đó, hostess sẽ được khách hàng đánh giá cao khi thể hiện khả năng giải quyết công việc tốt, nhanh chóng.

Tham khảo thêm:

Như vậy, với những yêu cầu và lợi ích mà hostess mang lại, có thể thấy vị trí này không thể thiếu trong mỗi khách sạn. Để có thể làm tốt công việc, người nhân viên lễ tân không chỉ cần trau dồi các kiến thức mà còn phải sở hữu những ưu điểm tự nhiên. Dù có những thách thức, song công việc này vẫn luôn có sức hấp dẫn đối với nhiều người khi mong muốn làm việc trong ngành khách sạn.