VINAPAD - Nhà thầu thi công nội thất khách sạn chuyên nghiệp

Chi phí Overhead: Cách kiểm soát và cân bằng hoạt động kinh doanh khách sạn

    Mục lục ( - )

  • 1. Chi phí overhead là gì?

  • 2. Các loại phí overhead khách sạn nhà hàng

  • 3. Cách tính overhead

  • 4. Làm sao quản lý hiệu quả chi phí khách sạn – nhà hàng?

    • 4.1. Tìm giải pháp thay thế

    • 4.2. Quản lý chi phí overhead – mua hay thuê

    • 4.3. Chi tiêu thông minh

Để hoạt động khách sạn hay nhà hàng thành công, việc tính toán đến các khoản chi phí là điều vô cùng quan trọng. Đó chính là lý do mà khi bắt đầu bước vào lĩnh vực này, chi phí overhead là một trong những thuật ngữ cần được quan tâm, tìm hiểu chi tiết.

Nếu anh/chị cũng đang có ý định kinh doanh khách sạn, nhà hàng thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

1. Chi phí overhead là gì?

Được biết đến với nhiều tên gọi: chi phí hoạt động chung/ chi phí chìm/ chi phí gián tiếp là những khoản phí phục vụ cho hoạt động vận hành thường ngày của doanh nghiệp.

Mặc dù khoản chi này không liên quan trực tiếp đến việc tạo ra sản phẩm – dịch vụ nhưng bất kì doanh nghiệp nào cũng có phát sinh chi phí khách sạn.

chi-phi-khach-san-overhead
Kiểm soát chi phí khách sạn vẫn luôn là bài toàn khiến nhiều CĐT đau đầu.

2. Các loại phí overhead khách sạn nhà hàng

Có rất nhiều chi phí được phát sinh trong quá trình kinh doanh khách sạn, nhà hàng. Chi phí overhead mặc dù không liên quan trực tiếp giúp chủ kinh doanh có thêm lợi nhuận nhưng nó lại là tiền để để khách hàng đánh giá cao chất lượng, biết và quay trở lại khách sạn nhiều hơn.

chi-phi-khach-san-overhead-1
Chi phí khách sạn cần được tính toán và kiểm soát kỹ.

Bất kỳ khách sạn – nhà hàng lớn hay nhỏ thông thường đều sẽ có chi phí khách sạn bao gồm:

  • Chi phí thuê mặt bằng nếu khách sạn được thuê lại.
  • Tiền điện – nước – mạng wifi hàng tháng
  • Chi phí tiền lương cho nhân viên hành chính
  • Chi phí Marketing – quảng cáo
  • Chi phí sửa chữa – bảo trì máy móc, thiết bị trong khách sạn.
  • Chi phí văn phòng phẩm
  • Chi phí bảo hiểm
  • Lệ phí cấp phép, nộp hồ sơ pháp lý, các loại thuế…đóng khi mở khách sạn, nhà hàng,…

3. Cách tính overhead

Cách tính chi phí overhead có thể thực hiện với phép cộng tất cả chi phí gián tiếp lại với nhau.

Ngoài ra, sau khi tính chi phí này ta có thể tính phần trăm số tiền mà các hoạt động này chiếm trong tổng chi phí của khách sạn – nhà hàng.

Chúng được tính theo công thức:

(Tổng chi phi chí Overhead / Tổng chi phí trực tiếp) x 100%

Chẳng hạn, khi con số này là 18% thì điều đó có nghĩa là khách sạn của bạn đã chi vào khoản chi phí cho wifi, điện nước, tiền công nhân viên,…khoảng 18% cho mỗi sản phẩm – dịch vụ bán ra.

chi-phi-khach-san-overhead-2
Tối ưu các chi phí khách sạn để mang lại lợi nhuận tốt hơn.

Từ cách tính này, có thể hiểu nếu chi phí overhead ở mức thấp, sẽ bán được sản phẩm với giá cạnh tranh hơn mang về lợi nhuận sẽ càng lớn.

Ngược lại nếu các khoản chi này quá lớn thì nó sẽ tác động tiêu cực đến lợi nhuận, thậm chí có thể mang đến hậu quả thua lỗ khi người chủ, quản lý không nắm bắt tốt mức chi này.

4. Làm sao quản lý hiệu quả chi phí khách sạn – nhà hàng?

Làm thế nào để nâng cao hiệu quả khi quản lý chi phí khách sạn là điều mà nhiều CĐT đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ, do không trực tiếp tham gia vào quá trình tạo dựng nên lợi ích, lại thường xuyên biến động, phát sinh nhiều cái mới nên quản lý loại chi phí ngầm này không hề dễ dàng.

chi-phi-khach-san-overhead-3

Các chủ khách sạn – nhà hàng cần phải kiểm soát tốt các khoản chi phí overhead này. Bởi trong môi trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay nếu doanh thu không đạt như mong muốn, khách sạn không lại không thể tăng giá dịch vụ thì việc phải chịu thua lỗ là điều rất dễ xảy ra.

Để quản lý tốt các chi phí khách sạn, anh/chị có thể cân nhắc 3 phương pháp dưới đây.

4.1. Tìm giải pháp thay thế

Tìm cách đơn giản hóa các quy trình nghiệp vụ, rút ngăn nhưng vẫn đảm bảo “tính kinh tế” trong hoạt động.

chi-phi-khach-san-overhead-4
Cân bằng các chi phí nhưng vẫn đảm bảo các hoạt động kinh tế: bài toán hóc búa cho nhà quản lý khách sạn.

4.2. Quản lý chi phí overhead – mua hay thuê

Nên cân nhắc kỹ giữa việc tổ chức thành phòng ban riêng hay sử dụng dịch vụ thuê nhân sự bên ngoài để tiết kiệm tối đa chi phí.

Cân nhắc giữa việc thuê trọn gói hay thuê phát sinh cái nào có lợi hơn thì áp dụng trong hoạt động của khách sạn.

4.3. Chi tiêu thông minh

So sánh giữa các nhà cung cấp để có thể tìm kiếm nhà cung cấp tốt nhất.

Đề cao tiêu chí sử dụng tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý và kinh doanh.

chi-phi-khach-san-overhead-5
Chi tiêu thông minh mang lại những hiệu quả lớn cho hoạt động kinh doanh nhà hàng – khách sạn.

Hy vọng, với những thông tin mà Vinapad cung cấp, anh/chị sẽ hiểu rõ thế nào là chi phí Overhead cũng như cách tính và cân bằng chi phí trong hoạt động kinh doanh.

Cảm ơn đã theo dõi!

>> Xem thêm:

1. Đầu tư homestay và bài toàn “lãi lời” kinh điển

2. Báo giá thi công 10 mẫu nội thất khách sạn đẹp – giá rẻ

NỘI THẤT KHÁCH SẠN: 10 Mẫu đã thi công + Báo giá + Sự khác biệt

Công Ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Vinapad Việt Nam – Nhà thầu thi công nội thất khách sạn chuyên nghiệp

Factory: Mặt đường KCN Bình Phú, Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội

VP: Thôn Yên Lạc 1, Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội

Email: kinhdoanh@vinapad.com

Hotline: 091.468.2106

 

VINAPAD – CÙNG NHAU PHÁT