VINAPAD - Nhà thầu thi công nội thất khách sạn chuyên nghiệp

Đầu tư homestay và bài toán “lãi lời” kinh điển

    Mục lục ( - )

  • 1. Homestay là gì? Vì sao loại hình này được nhiều chủ đầu tư lựa chọn?

  • 2. Chi phí đầu tư homestay?

    • 2.1. Đối với homestay xây mới

    • 2.2. Cải tạo, nâng cấp, sửa chữa từ một homestay sẵn có

  • 3. Kinh doanh homestay thành công

    • 3.1. Địa điểm – chìa khóa thành công

    • 3.2. Khâu quản lý là không thể lơ là

    • 3.3. Ưu tiên các yếu tố trải nghiệm cho du khách

    • 3.4. Chiến lược kinh doanh và đầu tư homestay hiệu quả

Đầu tư homestay đang là một trong những hình thức kinh doanh lưu trú ngày càng phát triển đồng thời có sự tăng trưởng mạnh, có tiềm năng trong tương lai.

Loại hình dịch vụ mới mẻ và giàu trải nghiệm này chắc chắn là một gợi ý thú vị cho những nhà đầu tư tham khảo và cân nhắc khi lựa chọn dịch vụ kinh doanh. “Đi tắt đón đầu”- hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về dịch vụ homestay trong những thông tin dưới đây nhé!

dau-tu-homestay
Homestay – Loại hình lưu trú đang “lên ngôi” tại Việt Nam.

1. Homestay là gì? Vì sao loại hình này được nhiều chủ đầu tư lựa chọn?

Homestay là loại hình lưu trú mới mẻ và đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam. Với loại hình này, du khách sẽ ngủ nghỉ, sinh hoạt chung với chủ nhà (dân địa phương).

Đây là ưu điểm nổi trội của loại hình khách sạn bình dân. Bởi du khách có thể khám phá, tự trải nghiệm những phong tục tập quán & đời sống văn hóa của vùng miền, địa phương một cách chính xác nhất.

Nói cách khác, homestay là loại hình du lịch cộng đồng, lưu trú trực tiếp tại nhà dân. Các hoạt động đầu tư homestay không chỉ đem lại lợi nhuận, đây còn là “kênh” quảng bá nét văn hóa, con người và thắng cảnh địa phương chân thực nhất.

dau-tu-homestay-1
Homestay – loại hình khách sạn bình dân đang được giới trẻ rất ưa chuộng.

Các khu vực có homestay phát triển:

  • Hà Nội
  • Khu vực vùng núi Tây Bắc (Yên Bái, Mộc Châu, Hà Giang, Sapa,..)
  • Đà Nẵng – Huế
  • Đà Lạt
  • Nha Trang
  • TP.HCM

2. Chi phí đầu tư homestay?

Chi phí đầu tư ra sao, hồi vốn trong bao lâu? Đây là hai trong nhiều vấn đề được chủ đầu tư (CĐT) rất quan tâm. Tuy nhiên, không có bất kì một khung giá cố định nào cho mức đầu tư này. Chúng phụ thuộc vào loại hình và nền tảng khi bắt đầu đầu tư vào một homestay.

2.1. Đối với homestay xây mới

Tuy thuộc loại hình khách sạn bình dân, xong đầu tư xây mới hoàn toàn một homestay không phải một khoản nhỏ.

Tiền mua (thuê) mặt bằng; chi phí thô & hoàn thiện nội ngoại thất, v..v.. hàng trăm khoản chi dồn lên CĐT.

dau-tu-homestay-2
Đầu tư homestay không phải một chi phí nhỏ, CĐT cần có nguồn vốn ổn định.

Chi phí xây mới một homestay:

  • Diện tích: 300m2
  • Chi phí cho 1m2 (cả xây thô và nội thất): 5.000.000 ~ 7.000.000đ

=> Tổng chi phí: 1.500.000.000 ~ 2.100.000.000đ.

Thậm chí con số này có thể lớn hơn. Song, với cách đầu tư này anh/chị có thể tự do lựa chọn phong cách kiến trúc, bố trí nội thất,…

Quá trình xây mới – hoạt động – thu hồi vốn – sinh lợi nhuận sẽ ngốn không ít thời gian – công sức – tiền bạc. Bởi vậy CĐT phải có nguồn lực dồi dào, chiến lược kinh doanh hiệu quả để tránh việc làm ăn lâm vào bế tắc.

2.2. Cải tạo, nâng cấp, sửa chữa từ một homestay sẵn có

So với đầu tư xây mới, hình thức đầu tư homestay sẵn có được ưa chuộng hơn cả. Đây là hình thức thích hợp cho các CĐT không có bất động sản cố định.

Bản chất là CĐT tìm kiếm và thuê lại các homestay, nhà cao tầng,… Sau khi nâng cấp, cải tạo lại sẽ bắt đầu họat động kinh doanh mua – bán phòng.

dau-tu-homestay-3
Từ một ngôi nhà bỏ hoang tới homestay nhà vườn thơ mộng.

Cải tạo, sửa chữa một homestay không cần nguồn vốn lớn giống khi xây mới. Nhưng bên cạnh đó, các chi phí như thuê mặt bằng, nâng cấp nội thất, v..v.. cũng không thấp.

Cho dù anh/chị lựa chọn hình thức đầu tư homestay nào, việc duy trì nguồn vốn cũng rất quan trọng. Bởi trong thời gian đầu hoạt động, lợi nhuận thu được rất thấp, thậm chí không có do nguồn khách ít ỏi.

>> Xem thêm: Rủi ro khi kinh doanh homestay

3. Kinh doanh homestay thành công

Cải tạo, sửa chữa một homestay không cần nguồn vốn lớn giống khi xây mới. Nhưng bên cạnh đó, các chi phí như thuê mặt bằng, nâng cấp nội thất, v..v.. cũng không thấp.

Bỏ ra một số tiền lớn với hy vọng thu về khoản lợi nhuận “ăn sung mặc sướng”, nhưng nhiều CĐT đã ra đi tay trắng.

Chiến lược kinh doanh không phù hợp, đầu tư không đúng cách, cải tạo hình thức mà quên dịch vụ,.. tất cả đều có thể dẫn tới sự thua lỗ.

dau-tu-homestay-4
Không chỉ có tiền, đầu tư homestay cần có hoạch định và chiến lược kinh doanh cụ thể để mang lại thành công.

3.1. Địa điểm – chìa khóa thành công

Không giống các loại hình khác sạn truyền thống, homestay có giá phòng rẻ. Để thu hồi vốn nhanh, sinh lợi nhuận nhiều, CĐT cần thu hút nguồn khách hàng lớn nhất có thể.

Lựa chọn địa điểm kinh doanh là một trong những yếu tố hàng đầu làm nên thành công của một homestay.

dau-tu-homestay-6
Không cung cấp nhiều dịch vụ, giá phòng rẻ, tăng nguồn khách là chiến lược chủ yếu của homestay để tăng doanh thu.

Các vị trí gần trung tâm, điểm du lịch, sân bay,.. những nơi có cơ sở hạ tầng giao thông phát triển là một trong những điều kiện thu hút nguồn khách cực lớn.

3.2. Khâu quản lý là không thể lơ là

Đầu tư homestay là một chuyện, quản lý và kinh doanh là một chuyện khác. Quản lý, vận hành một homestay cần có kinh nghiệm, tính thực tế.

Khâu quản lý kém, lỏng lẻo có thể dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng về an ninh, thiệt hại tài sản và danh tiếng.

dau-tu-homestay-5
Các homestay nhỏ có thể tự quản lý phòng mà không cần tới phần mềm.

3.3. Ưu tiên các yếu tố trải nghiệm cho du khách

Các yếu tố trải nghiệm là sự khác biệt, độc đáo để du khách quyết định lựa chọn homestay. Hãy soi kỹ cơ sở lưu trú của bạn, tìmmột điểm mạnh và tập trung khai thác nó.

Ví dụ:

Homestay của bạn nằm ở góc phố yên bình, cạnh nhà thờ, chùa, nơi tâm linh,.. Vậy sao bạn không đầu tư homestay của mình thành nơi dành riêng cho các tín đồ ăn chay, khách theo đạo?

Hoặc giả sân sau đọng nước, côn trùng và bọ ảnh hưởng nhiều tới việc kinh doanh. Sắn tay áo, hô biến nó trở thành hồ nuôi cá nhỏ. Không gian thư thái, nên thơ chắc chắn sẽ khiến khách hàng hài lòng.

dau-tu-homestay-7
Hồ cá nhỏ, vườn nhỏ thơ mộng chắc chắn sẽ tạo dấu ấn trong lòng khách hàng.

3.4. Chiến lược kinh doanh và đầu tư homestay hiệu quả

Để việc kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao, việc xây dựng phương hướng là rất quan trọng. Đối với các homestay, dường như “trải nghiệm cùng người địa phương” + “giá cả cạnh tranh” được xem là chìa khóa vàng để thành công.

Bên cạnh đó, CĐT cần quan tâm đẩy mạnh các kênh bán phòng, quảng bá hình ảnh tới nhiều đối tượng khách hàng hơn.

Hiện nay, có rất nhiều kênh quảng bá mang lại hiệu quả được đánh giá cao như:

  • OTA (Mytour, Booking, Agoda,..)
  • Facebook (fanpage, facebook ads,..)
  • Website (chủ đề du lịch, ẩm thực,..)
dau-tu-homestay-8
Để tăng nguồn khách hàng, homestay cần tiếp cận từ nhiều kênh bán phòng khác nhau.

Hi vọng với những chia sẻ chi tiết về đầu tư homestay trên đây sẽ giúp các chủ đầu tư bước đầu có được cho mình định hướng cụ thể để triển khai kinh doanh.

Cảm ơn anh/chị đã theo dõi bài viết!

>> Xem thêm: NỘI THẤT KHÁCH SẠN: 10 mẫu đã thi công + báo giá + sự khác biệt

NỘI THẤT KHÁCH SẠN: 10 Mẫu đã thi công + Báo giá + Sự khác biệt

Công Ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Vinapad Việt Nam

Factory: Mặt đường KCN Bình Phú, Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội

VP: Thôn Yên Lạc 1, Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội

Email: kinhdoanh@vinapad.com

Hotline: 091.468.2106