VINAPAD - Nhà thầu thi công nội thất khách sạn chuyên nghiệp

Phong cách Indochine xưa và nay có gì khác nhau

    Mục lục ( - )

  • Phong cách Indochine có từ bao giờ?

  • Điểm giống và khác nhau giữa phong cách Indochine xưa và nay

    • Điểm giống nhau

    • Điểm khác nhau

  • Kết luận chung 

Phong cách thiết kế nội thất Indochine rất phổ biến từ những thập niên 60, 70. Cho đến nay, phong cách này vẫn được ưa chuộng vì tính độc đáo, sự kết hợp hài hòa giữa nét cổ điển và lãng mạn. Càng ngày, người ta càng được cải tiến thêm nhiều hoa văn, họa tiết, tạo ra sự mới mẻ. Giữa phong cách Indochine xưa và nay có gì giống và khác nhau, hãy cùng Vinapad tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

Phong cách Indochine có từ bao giờ?

Sự hình thành của phong cách Indochine bắt nguồn từ sự đô hộ của Pháp tại Việt Nam những năm 1862 – 1945. Trong thời gian này, Pháp đã có những áp đặt thay đổi về chính trị, văn hóa, xã hội nước ta. Vậy nên rất nhiều công trình kiến trúc ra đời thời gian này đều có những hình ảnh liên tưởng đến nền văn hóa Pháp. Nét đẹp cổ kính của Việt Nam và sự lãng mạn của Pháp kết hợp tạo nên phong cách Indochine như hiện nay. 

Điểm giống và khác nhau giữa phong cách Indochine xưa và nay

Phong cách Indochine rất được ưa chuộng và xây dựng trong rất nhiều công trình khác nhau. Nét cổ điển trong đây không làm không gian bị già đi mà trái lại còn thể hiện cốt cách dân tộc, tinh hoa văn hóa bao đời nay. 

Qua nhiều năm, phong cách Indochine cũng được cải tiến, thay đổi, tạo thành một thứ gì đó mới mẻ, độc đáo hơn, phù hợp với xu hướng hiện nay. Sẽ có những điểm giống và khác nhau nhưng tổng thể vẫn gợi cho người ta cảm giác cổ điển xưa và lãng mạn, tinh tế.

Điểm giống nhau

Giữa phong cách Indochine xưa và nay vẫn lưu giữ và sử dụng những đặc điểm như:

  • Chất liệu nội thất mộc mạc, giản dị: Dù là thời điểm nào thì vật liệu từ gỗ vẫn được ưa chuộng khi thiết kế nội thất Indochine. Chúng giúp phô bày vẻ đẹp tự nhiên vốn có, đánh thức nét đẹp mộc mạc, giản dị.
  • Phát huy những nét đẹp truyền thống: Phong cách Indochine gắn liền với lối sống của người Á Đông xưa. Vậy nên dù là thời điểm nào thì sự ý nhị, e ấp, tinh tế vẫn được đặt lên hàng đầu. Mọi thứ sẽ không quá phô trương trước mắt mà luôn hướng tới sự gần gũi, bình dị, an yên.
  • Sử dụng hình ảnh, họa tiết mang phong cách kiến trúc Đông Dương: Tất cả hình ảnh liên quan như bức vẽ tứ quý, tứ linh, phù điêu gỗ, tượng tròn truyền thống, linh vật vẫn được dùng trong các công trình Indochine xưa và nay. Đây là những yếu tố không thể thiếu để tạo nên không gian đặc biệt này. 

Điểm khác nhau

Qua thời gian, phong cách Indochine cũng có những sự thay đổi. Chúng trở nên khác biệt hơn, hiện đại hơn, tinh tế hơn. Cụ thể giữa xưa và nay, phong cách Indochine đã thay đổi ra sao, bạn có thể xem chi tiết so sánh dưới đây.

 

Phong cách Indochine xưa Phong cách Indochine ngày nay
Chất liệu nội thất Chủ yếu dùng đồ nội thất từ gỗ, làm nổi bật sự mộc mạc, giản dị, bình yên.

Đồ nội thất chủ yếu làm bằng tay hoặc máy móc thô sơ

Sử dụng nhiều đồ nội thất khác nhau, hiện đại hơn như mây, tre, nứa. Chúng vẫn là đồ tự nhiên nhưng có cảm giác hiện đại, tinh tế, mới lạ hơn. 

Quy trình sản xuất nội thất thông minh sẽ đáp ứng được nhu cầu của gia chủ.

Kiểu dáng thiết kế Kiểu dáng thiên mộc mạc, giản dị Đa dạng kiểu dáng thiết kế đồ nội thất khác nhau. Các sản phẩm cũng được thiết kế cầu kỳ hơn, tạo nên sự độc đáo cho không gian.
Sự kết hợp các phong cách khác nhau Sử dụng đơn thuần phong cách Indochine, chỉ tập trung vào chất cổ điển Pháp lãng mạn, bay bổng. Kết hợp thêm một số phong cách khác như Indochine Luxury, Indochine Modern, Indochine Tropical. 

Việc kết hợp các xu hướng thiết kế giúp không gian thêm phần mới mẻ, khác biệt. 

Kết luận chung 

Phong cách Indochine xưa và nay có những điểm giống cũng có điểm khác. Tuy nhiên, tất cả vẫn hướng tới những gì thật bình yên, mộc mạc pha lẫn sự bay bổng, lãng mạn. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn hơn về phong cách đặc biệt này.

Nếu bạn yêu thích phong cách Indochine mới mẻ có thể liên hệ Vinapad ngay hôm nay. Đội ngũ nhân sự của Vinapad luôn lắng nghe, thấu hiểu, đáp ứng nhu cầu khách hàng đưa ra.