VINAPAD - Nhà thầu thi công nội thất khách sạn chuyên nghiệp

Lịch sử hình thành phong cách Indochine tại Việt Nam

    Mục lục ( - )

  • Nguồn gốc lịch sử của phong cách Indochine

  • Một số công trình tiêu biểu 

    • Nhà hát lớn Hà Nội 

    • Bộ Ngoại giao

    • Dinh Độc Lập

    • Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

    • Nhà thờ Đức Bà 

Khi đi trên các con phố cổ của Việt Nam, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều công trình kiến trúc thiết kế theo phong cách Indochine. Chúng là sự kết hợp hài hòa giữa nét hoài cổ của Việt Nam, nhẹ nhàng, tinh tế lãng mạn của Pháp, khác biệt với những công trình xung quanh. Phong cách Indochine đã có ở Việt Nam từ bao giờ, vì sao lại có sự kết hợp như vậy. Trong bài viết dưới đây, Vinapad sẽ cùng bạn đi tìm nguồn gốc lịch sử và những công trình tiêu biểu.

Nguồn gốc lịch sử của phong cách Indochine

Phong cách Indochine còn có tên gọi khác là phong cách Đông Dương, được những nhà kiến trúc sư người Pháp đặt tên. Chúng xuất hiện tại Việt Nam vào những năm 1893-1954, trong thời khi thực dân Pháp đang xâm lược các nước Đông Nam Á.

Lúc bấy giờ, rất nhiều công trình kiến trúc đã được khai phá và xây dựng, góp phần tôn vinh nghệ thuật kiến trúc dân tộc.

Tuy nhiên, tại Việt Nam có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, gió mạnh, tập quán sinh hoạt cũng khác nên những mẫu thiết kế và kiến trúc của người Pháp còn nhiều bất cập. Hơn nữa, vào những năm 30 – 40 của thế kỷ 20, ảnh hưởng của Pháp tại Việt Nam cũng giảm sút. 

Để tranh thủ được lòng dân và thân thiện hơn, một số kiến trúc sư người Pháp dạy tại trường Mỹ thuật Đông Dương Indochine đã nghĩ ra cách thiết kế công trình này mang đậm tính chất Việt Nam.

Những công trình sẽ không đơn thuần thiết kế theo phong cách Pháp mà còn lồng ghép một số chi tiết, kiểu dáng thiết kế đặc trưng của người Việt. Cho đến nay, các phong cách khác nhau đã được hình thành và dần hoàn thiện như một bộ sưu tập trọn vẹn. 

Một số công trình tiêu biểu 

Cho đến nay, vẫn còn rất nhiều công trình kiến trúc Indochine nổi tiếng từ thời Pháp thuộc vẫn còn giữ nguyên cho đến ngày nay. Nhiều công trình vẫn được sử dụng để học tập, làm việc, tham quan.

Nhà hát lớn Hà Nội 

Được xây dựng từ năm 1901, hoàn thành năm 1911, nhà hát lớn Hà Nội nằm tại phường Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội là công trình mang nhiều màu sắc, đường nét kiến trúc của nhà hát ở miền Nam nước Pháp. Đây là công trình do hai kiến trúc sư Harlay và Broyer thiết kế.

Không chỉ mang giá trị về mặt thẩm mỹ, kiến trúc, công trình còn có giá trị lịch sử. Một số cuộc họp đầu tiên của Quốc hội nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được tổ chức tại đây. 

Bộ Ngoại giao

Bộ Ngoại giao trước đây là Sở Tài chính Đông Dương, hiện nằm tại phường Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội, do Ernest Hébrard thiết kế. Nơi đây có một số chi tiết thiết kế mang tính bản địa kết hợp với phong cách châu Âu như hệ mái hắt trên khung cửa.

Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập Sài Gòn cũng là một trong những công trình do người Pháp xây dựng từ rất sớm tại Việt Nam. Chúng mang đậm nét độc đáo, thiết kế theo phong thủy và đậm nét phong cách Á Đông.

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được khởi công xây dựng từ năm 1925 và hoàn thành năm 1932, do kiến trúc sư Ernest Hébrard thiết kế. Đây cũng là công trình đầu tiên mang đậm phong cách Đông Dương do ông khởi xướng. Rất nhiều chi tiết kiến trúc gỗ truyền thống như mái, con sơn đỡ diềm mái, ô văng cửa sổ đã được sử dụng. 

Nhà thờ Đức Bà 

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn là một trong những kiến trúc độc đáo do người Pháp xây dựng theo phong cách Indochine. Rất nhiều du khách trong và ngoài nước đã đến tham quan. Toàn bộ ốc vít, vật tư đều mang từ Pháp, gạch là loại đặt sẵn, không bám bụi, rong rêu.

Ngoài những công trình tiêu biểu trên còn rất nhiều công trình khác được xây dựng theo phong cách Indochine tại Việt Nam. Cho tới nay, phong cách này vẫn được rất nhiều người ưa chuộng vì nét đẹp độc đáo, tính thẩm mỹ cao, mang lại cảm giác thoải mái nhất khi trở về.

Phong cách Indochine ngày nay cũng được kết hợp cùng nhiều phong cách khác để tạo nên không gian mới lạ, độc đáo. Tuy nhiên, những nét đặc trưng về kiến trúc vẫn được giữ lại. 

Trên đây là những thông tin chi tiết về lịch sử hình thành phong cách Indochine tại Việt Nam. Vinapad hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về nguồn gốc và giá trị mang lại. Nếu bạn muốn sở hữu những không gian tuyệt đẹp, thiết kế theo phong cách Indochine có thể liên hệ Vinapad để được hỗ trợ tốt nhất.