VINAPAD - Nhà thầu thi công nội thất khách sạn chuyên nghiệp

GDS là gì? Kinh nghiệm quản lý khách sạn trên hệ thống GDS

    Mục lục ( - )

  • GDS là gì?

  • Lợi ích của việc kết nối khách sạn với GDS là gì?

  • Chức năng của GDS là gì trong hoạt động kinh doanh của mỗi khách sạn

  • Vai trò của GDS với ngành du lịch là gì?

  • Những kinh nghiệm quản lý khách sạn trên GDS là gì?

    • Thực hiện bản mô tả thông tin khách sạn toàn diện

    • Cấu trúc miễn phí hoa hồng

    • Phân tích thị trường một cách cụ thể

    • Không có hợp đồng dài

Trong một vài năm trở lại đây, xu hướng sử dụng GDS trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn trở nên vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, GDS là gì thì nhiều nhà quản lý vẫn chưa thực sự hiểu rõ. Nếu bạn đang tìm hiểu về các thuật ngữ trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Vậy thì hãy cùng chúng tôi tham khảo các thông tin và cách thức quản lý khách sạn trên hệ thống phân phối toàn cầu là gì nhé!

GDS là gì?

Khái niệm GDS được sử dụng vốn đã rất quen thuộc tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, GDS là gì thì mới chỉ chính thức được tìm hiểu và ứng dụng trong một vài năm gần đây.

gds-la-gi
GDS là gì là mối quan tâm của nhiều khách sạn hiện nay.

Theo các chuyên gia, GDS là thuật ngữ viết tắt theo tiếng anh của cụm từ: “Global Distribution System”. Đây là danh từ chỉ mạng lưới đặt chỗ được điện toán hóa trên toàn thế giới. Công cụ này là một điểm truy cập hữu hiệu giúp hành khách có thể sử dụng để đặt vé máy bay, phòng khách sạn hay thậm chí là phương tiện đi lại hoặc các mặt hàng liên quan khác của đại lý du lịch, các dịch vụ của khách sạn hoặc các dịch vụ đặt phòng trực tuyến…

Khi tìm hiểu về vai trò của GDS người ta cũng thường đặt nó cạnh khái niệm của CRS để có sự phân biệt tốt nhất. Vậy CRS là gì?

crs-la-gi
Cần phân biệt rõ ràng GDS và CRS.

Theo định nghĩa, CRS là từ viết tắt của cụm từ Computer Reservation System là hệ thống đặt phòng trung tâm. Hệ thống này có nhiệm vụ lưu trữ, truy xuất thông tin đồng thời xử lý nhanh chóng các các giao dịch xoay quanh dịch vụ lữ hành, nhà hàng, khách sạn,….Trong lịch sử phát triển, CRS ban đầu chỉ được sử dụng trong vận hành của các hãng hàng không. Tuy nhiên, sau này CRS được tích hợp cùng với GDS để tạo nên mạng lưới đặt phòng hiệu quả, nhanh chóng, đơn giản cho khách lưu trú. Cần lưu ý rằng, CRS không hoạt động mạnh mẽ như GDS. CRS để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của khách sạn ở quy mô nhỏ trong khi đó GDS lại là mạng lưới điện toán phù hợp hơn cho những khách sạn có quy mô lớn.

Hiện nay, các GDS đều được  kết nối tất cả những dịch vụ đó thông qua 3 lĩnh vực đặt trước bao gồm: máy bay, khách sạn, vận chuyển mặt đất. GDS đồng thời cũng là kênh thông tin cung cấp các dữ liệu về thuế dịch vụ du lịch hàng ngày cho người dùng dễ dàng truy cập và tìm kiếm. GDS hoạt động và kiểm soát bởi hệ thống dữ liệu máy tính. Hiện nay, có 3 kênh GDS lớn nhất hàng đầu trên thế giới là Sabra, Worldspa và Travelport (Galileo, Apollo, Worldspan).

Lợi ích của việc kết nối khách sạn với GDS là gì?

Không phải ngẫu nhiên mà GDS ngày càng được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Vậy, lợi ích của kết nối GDS là gì trong các khách sạn? Về cơ bản có thể hiểu những hiệu quả của hệ thống điện toán này mang lại như sau:

chuc-nang-cua-gds
GDS mang đến mạng lưới đặt phòng toàn cầu, thúc đẩy doanh thu phòng khách sạn.
  • GDS là công cụ hiệu quả để tăng khách lưu trú đặt phòng và giúp tăng doanh thu cho khách sạn một cách hiệu quả. Có thể hình dung, với GDS các khách sạn sẽ đưa phòng của mình lên trên các “kệ siêu thị” toàn cầu, giúp chúng được tiếp cận nhiều hơn với các du khách quốc tế.
  • Trong một vài năm trở lại đây, số lượng đặt phòng được tạo thông qua GDS thường cao hơn hẳn đặt phòng trực tiếp. Điều này phần nào cho thấy lợi ích và xu hướng đặt phòng trong khách lưu trú hiện nay.
  • Khách sạn thông qua GDS cũng sẽ tạo ra nhiều doanh thu hơn bởi các thông tin về phòng, giá phòng trên GDS nổi bật, dễ dàng tìm thấy.
  • Rất nhiều đại lý du lịch hiện nay đều dựa trên các thông tin của GDS để đặt chỗ giúp khách hàng. Do đó, chức năng của GDS chính là giúp khách sạn nhanh chóng kết nối với những đối tác tiềm năng này.
  • Đặc biệt, khi mô tả thông tin khách sạn trên GDS, hệ thống điện toán này đồng thời cũng sẽ giúp cải thiện định vị, góp phần quảng bá thương hiệu của khách sạn.

Chức năng của GDS là gì trong hoạt động kinh doanh của mỗi khách sạn

Khi nhắc về GDS là gì người ta cũng thường đề cấp đến chức năng của chúng. Có thể hiểu rằng GDS hoạt động như một mạng lưới lưu trữ mọi thông tin về hoạt động kinh doanh của khách sạn. Chúng bao gồm: biểu giá phòng, số lượng phòng, …. GDS sẽ giúp khách hàng dễ dàng đặt phòng vì vậy chúng thực sự đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh của mỗi khách sạn.

Tìm hiểu thêm: RevPar là gì? Cách tính RevPar trong kinh doanh khách sạn

Qua việc truy cập vào hệ thống GDS, khách hàng sẽ được hỗ trợ để có thể tìm kiếm các thông tin về chủng loại phòng ưng ý một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Vai trò của GDS với ngành du lịch là gì?

Nếu như với du lịch Travelport tạo ra hàng triệu USD trong việc bán các gói du lịch. Vậy thì khi nhắc tới GDS là gì bạn cũng có thể hiểu chúng có vai trò tương tự như Travelport. Nhờ có tính năng tự động của GDS, các công ty du lịch lữ hành, khách lưu trú trên toàn cầu có thể hợp tác để lấy thông tin đặt phòng của các khách sạn trên hệ thống để đặc phòng hoặc bán cho khách du lịch của mình và trả lợi nhuận cho GDS. Phương thức Business to Business (B2B) hiện nay được áp dụng rất phổ biến tại nhiều nước phát triển và mới chỉ manh nha có mặt tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, dựa trên nền tảng của các GDS, các công ty du lịch cũng có thể nhanh chóng phát đi các thông báo khuyến mãi thông qua hệ thống lõi của GDS. Từ đó dễ dàng thực hiện công tác marketing đồng thời tiết kiệm chi phí rất hiệu quả.

Có thể nói, ở góc nhìn rộng, GDS đã góp phần thúc đẩy ngành du lịch không ngừng tăng trưởng và phát triển ngày một mạnh mẽ.

Những kinh nghiệm quản lý khách sạn trên GDS là gì?

GDS là một trong những kênh kết nối và mở rộng tiếp cận khách hàng tốt mà mọi khách sạn đều nên tận dụng, tối ưu hóa khi sử dụng. Tuy nhiên kinh nghiệm để quản lý khách sạn trên GDS là gì thì không phải ai cũng biết. Những chuyên gia về khách sạn đã có những gợi ý tuyệt vời dành cho bạn như sau:

vai-tro-cua-gds
Để GDS với khách sạn hiệu quả cần có kinh nghiệm nhất định trong quản lý.

Thực hiện bản mô tả thông tin khách sạn toàn diện

Khi đưa hệ thống phòng lên GDS, một việc quan trọng mà bạn cần thực hiện đó là thiết lập mô tả cho khách sạn. Các bản mô tả này sẽ đóng vai trò như tờ rơi điện tử của khách sạn. Chúng cung cấp đến các đại lý các thông tin về dịch vụ, tiện nghi khách sạn. Ngoài ra, cũng nên đưa thêm các thông tin về điểm tham quan địa phương thu hút và hấp dẫn. Từ đó người book phòng trên GDS sẽ càng có thêm lý do đặt phòng của bạn.

Cấu trúc miễn phí hoa hồng

Cấu trúc miễn phí hoa hồng sẽ giúp khách sạn của bạn tối ưu hóa đặt phòng trên GDS mà không làm giảm doanh thu. Kinh nghiệm ở đây chính là chọn đối tác mà khách sạn của bạn sẽ không phải trả phí hoa hồng bằng cách giao dịch đặt phòng trên GDS.

Phân tích thị trường một cách cụ thể

gds-trong-kinh-doanh-khach-san
Khách sạn nên  tận dụng dữ liệu của GDS cung cấp để tìm hiểu, phân tích thị trường.

GDS là hệ thống điện toán có khả năng cung cấp cho khách sạn cơ hội khám phá và phân tích thị trường. Do đó, hãy tận dụng để hiểu hơn về nhóm khách hàng mà mình muốn hướng tới nhé!

Không có hợp đồng dài

Khi sử dụng hệ thống GDS, tốt nhất hãy liên hệ nhà cung cấp cho bạn thử sử dụng và cân nhắc kỹ, đánh giá chi tiết về tiềm năng sử dụng dịch vụ.

Hi vọng với những thông tin mà Vinapad cung cấp trên sẽ giúp bạn hiểu về GDS là gì? Từ đó, có cách sử dụng hệ thống điện toán có quy mô toàn cầu này trong việc gia tăng doanh thu khách sạn dựa trên việc cung cấp dịch vụ book phòng online.