VINAPAD - Nhà thầu thi công nội thất khách sạn chuyên nghiệp

Thạch cao là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng trần thạch cao

    Mục lục ( - )

  • 1. Thạch cao là gì?

  • 2. Trần thạch cao là gì?

  • 3. Phân loại và đặc điểm trần thạch cao là gì?

    • 3.1. Trần thạch cao nổi

    • 3.2. Trần thạch cao chìm

  • 4. Ưu điểm của trần thạch cao

  • 5. Nhược điểm của trần thạch cao

Bằng những đặc tính nổi trội cũng như khả năng ứng dụng cao mà mà thạch cao hiện nay ngày càng được ưa chuộng. Đặc biệt trần thạch cao đang là sự lựa chọn hàng đầu với  của nhiều khách hàng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn thạch cao là gì và trần thạch cao có những ưu điểm nào để bạn có thể tham khảo.

1. Thạch cao là gì?

Thạch cao có tên tiếng Anh là Calcium Dihydrate – một loại khoáng chất có nguồn gốc tự nhiên, có đặc tính mềm. Thạch cao là tinh thể bột có chứa muối canxi sunfat ngậm 2 phân nước có công thức tử là CaSO4.2H2O. Thạch cao được tạo ra bằng cách nung lên ở nhiệt độ khoảng 150 độ C và tạo ra được thạch cao khan. Sau đó được đem nghiền bột và trộn với nước và các phụ gia cần thiết nhằm tăng độ bền cho thạch cao. Cuối cùng hỗn hợp được cho vào khuôn và tạo hình.

bot-thach-cao
Calcium Dihydrate

2. Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao là một loại trần được làm từ thạch cao. Thạch cao nguyên chất được sử dụng và tạo thành các tấm, ghép lại gọi là trần. Có thể thay thế thạch cao bằng trần đổ xi măng, trần đúc hay các vật liệu xây dựng truyền thống khác.

tran-thach-cao-la-gi-1
Kết cấu khung xương trần thạch cao cơ bản.

Hiện nay trần thạch cao được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống: xây dựng, trang trí và thiết kế nội thất, vách tường ngăn,..

Với nhiều ưu điểm như: nhẹ, dễ tạo hình, chống thấm, cách âm, chịu nhiệt, chống cháy,.. trần thạch cao được ứng dụng tại rất nhiều công trình: nhà ở, chung cư, khách sạn, nhà hàng,..

>> Xem thêm: Các loại trần thạch cao phổ biến nhất hiện nay

3. Phân loại và đặc điểm trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao có rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã và chủng loại khác nhau. Thông thường, chúng ta có thể chia trần thạch cao thành 02 loại:

  • Trần thạch cao nổi
  • Trần thạch cao chìm

Mỗi loại trần thạch cao sẽ có những đặc điểm và ứng dụng riêng biệt. Dưới đây là những đặc trưng cơ bản nhất mà Vinapad đưa ra về 2 loại trần thạch cao trên.

3.1. Trần thạch cao nổi

Trần thạch cao nổi (trần thả) là loại trần được thiết kế với một phần thanh xương lộ ra ngoài. Loại trần này thường sử dụng để che đi các khuyết điểm của công trình như: chi tiết kĩ thuật, đường dây điện, ống nước,..

tran-thach-cao-la-gi-2
Trần thạch cao nổi với thiết kế khung xương bị lộ một phần ra ngoài.

Ưu điểm của trần thạch cao là gì? Trần thạch cao nổi có ưu điểm nổi trội là khả năng tháo lắp và dễ dàng thi công do có cấu tạo phần khung xương và các tấm thạch cao. Chính vì vậy mà rút ngắn được thời gian thi công và việc lắp đặt trở nên dễ dàng, nhanh gọn hơn.

Nhược điểm chính của loại trần này chính là tính thẩm mỹ bởi chúng hạn chế khả năng trang trí, tạo họa tiết không gian. Anh/chị cũng không thể sử dụng những vật trang trí quá nặng, bởi có thể dẫn đến tình trạng sụt, bể trần.

3.2. Trần thạch cao chìm

Ngược lại với trần thả, trần thạch cao chìm có thiết kế khung xương được ẩn sau toàn bộ các tấm thạch cao.

Loại trần thạch cao chìm có độ mịn, phẳng và đẹp cao được trang trí bởi nhiều hoa văn và hoạ tiết đẹp mắt nếu như không quan sát kỹ có thể nhầm với tường trần thật.

tran-thach-cao-la-gi-3
Trần chìm có thiết kế và thi công phức tạp hơn nhưng lại mang tới tính thẩm mỹ cao cho không gian.

Trần chìm có khả năng chịu lực tốt hơn và dễ dàng kết hợp với đèn trang trí, dễ gia công, cắt gọt và uốn cong theo ý muốn của con người..

Tuy nhiên, loại trần này có chi phí thi công đắt hơn so với trần nổi. Việc tháo dỡ, sửa chữa trần chìm cũng tốn công và phức tạp hơn rất nhiều.

4. Ưu điểm của trần thạch cao

Không phải tự nhiên mà trần thạch cao lại được ưa chuộng trong thi công hiện nay đến vậy. 4 ưu điểm vượt trội của trần thạch cao phải kể đến:

Trọng lượng nhẹ

So với những vật liệu thông thường, những tấm thạch cao có trọng lượng nhẹ hơn nhiều, có thể nhẹ từ 7 – 10 lần. Việc này giúp công trình xây dựng giảm được tải trọng không nhỏ, hạn chế tối đa sức nặng lên móng, từ đó mà giảm đáng kể chi phí làm móng.

Quy trình thi công dễ dàng

Trần vách thạch cao sẽ được tiến hành lắp sau khi hệ thống khung xương hoàn chỉnh, nhờ lắp loại trần này mà người thợ có thể dễ dàng tiến hành lắp vào khung xương mà không hề dùng đến các vật liệu khác. Cũng chính vì vậy mà tiết kiệm được đáng kể thời gian ở bước này. Chưa kể một tấm thạch cao có diện tích trung bình khoảng 1220 x 2440mm nên lắp vô cùng nhanh chóng.

thi-cong-tran-thach-cao
Trần thạch cao giúp rút ngắn đáng kể thời gian thi công

Cách âm, chống nóng, chống cháy tốt

Gia chủ nào chắc hẳn cũng đều mong muốn một không gian riêng tư nhất có thể, với tính năng cách âm của loại vật liệu này sẽ không để bạn phải thất vọng. Trần thạch cao có khả năng cách âm vượt trội lên đến 58dB (gấp 3 lần so với gạch truyền thống).

Bên cạnh đó phải kể đến khả năng chống nóng, chống cháy tốt do thạch cao có lớp bông thủy tinh lót giấy bạc. Có thể làm hạ nhiệt ngôi nhà của bạn đến 8 độ C. Với công nghệ tạo bọt hiện đại, thạch cao không hề bắt lửa và không sinh khói bụi như một số loại vật liệu khác nên chống cháy nổ hiệu quả.

Đảm bảo thẩm mỹ cao

Bởi thạch cao khá mềm nên có thể dễ dàng tạo ra các sản phẩm với nhiều kiểu dáng bằng cách uốn cong, tạo khối,… Hơn nữa, trên thị trường ngày càng tạo ra nhiều mẫu trần thạch cao đá dạng, phù hợp với mọi không gian cho bạn thoải mái chọn lựa.

5. Nhược điểm của trần thạch cao

Nếu bạn muốn kéo dài thời gian sử dụng cũng như tăng độ bền cho trần nhà thì đừng quên những lưu ý quan trọng sau đây:

Trần thạch cao kỵ nước

Ai cũng biết rằng trần thạch cao có khả năng bền đẹp theo thời gian, tuy nhiên bạn cần biết rằng thạch cao khá kỵ nước. Nước có thể khiến trần nhà của bạn ố vàng và làm mất đi tính thẩm mỹ. Chính vì vậy mà ngay từ khi thi công, bạn cần kiểm tra kỹ mái tôn hoặc mái ngói phía trên, đảm bảo không bị rò rỉ nước rồi mới tiến hành lắp trần thạch cao. Nếu làm đúng quy trình, trần nhà của bạn có thể đẹp và bền trong suốt 10 năm.

thi-cong-tran-trhach-cao-dung-ky-thuat
Trần thạch cao cần được thi công đúng kỹ thuật

Trần thạch cao dùng lâu ngày dễ bị co lại

Vật liệu nào theo thời gian cũng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tác động của ngoại cảnh. Trần thạch cao cũng không phải ngoại lệ, khi dùng lâu ngày thạch cao có thể bị co lại hoặc xuất hiện những vết nứt, nhất là những vị trí trét xi măng. Bạn có thể thể khắc phục bằng cách dặm và sơn lại.

Lựa chọn nhà thi công chuyên nghiệp

Ngoài yếu tố chất lượng vật liệu thì kỹ năng lắp đặt, thi công ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng trần nhà của bạn. Lựa chọn một đội ngũ thi công chuyên nghiệp, có đủ kỹ năng để hoàn thiện công trình của bạn một cách hoàn hảo nhất.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Vinapad, bạn đã hiểu thế nào là trần thạch cao và cách giữ cho trần nhà được đẹp và bền nhất.

Cảm ơn anh/chị đã theo dõi bài viết!

Công Ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Vinapad Việt Nam

Factory: Mặt đường KCN Bình Phú, Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội

VP: Thôn Yên Lạc 1, Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội

Email: kinhdoanh@vinapad.com

Hotline: 091.468.2106