VINAPAD - Nhà thầu thi công nội thất khách sạn chuyên nghiệp

Hướng dẫn lắp đặt và lưu ý thi công trần thạch cao khung chìm

    Mục lục ( - )

  • Trần thạch cao khung chìm là gì?

    • Ưu điểm của trần thạch cao khung hình chìm

    • Hướng dẫn thi công trần thạch cao chìm

    • Lưu ý khi thi công trần thạch cao khung chìm

Trần thạch cao khung chìm đang là một trong những dạng trần được nhiều người quan tâm cũng như lựa chọn thi công. Loại trần này có cấu tạo ra sao? Ưu, nhươc điểm của trần chìm là gì? Nếu anh/chị đang có ý định thi công lắp đặt loại trần này và muốn tìm hiểu kỹ hơn về nó, hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng Vinapad.

Trần thạch cao khung chìm là gì?

Trần thạch cao chìm là bộ phận quan trọng của một công trình. Trần chìm góp phần bao che, cách âm, cách nhiệt. Đồng thời nó có công dụng xử lý những khiếm khuyết trong quá trình thiết kế, thi công nội thất.

Trần thạch cao khung hình chìm sẽ được bao phủ bằng các tấm thạch cao bên ngoài. Đồng thời được sơn matit sau khi công trình hoàn thiện.

tran-thach-cao-khung-chim
Trần khung chìm giật cấp đơn giản, mang tới sự mềm mại cho không gian.
>> Xem thêm: Trần thạch cao khách sạn

Ưu điểm của trần thạch cao khung hình chìm

Trần thạch cao khung hình chìm có đặc điểm là linh hoạt, dễ cắt ghép, uốn cong theo nhiều hình dạng khác nhau. Đồng thời rất dễ kết hợp với các loại đèn trang trí mang đến cho không gian vẻ đẹp tinh tế, trang nhã, sang trọng. Nó phù hợp với mọi công trình từ trần nhà chung cư, biệt thự đến phòng làm việc, khách sạn, nhà hàng…

Bên cạnh đó trần thạch cao khung chìm còn có những ưu điểm như:

  • Dễ dàng thi công, lắp ráp, sửa chữa.
  • Bền chắc, có khả năng chống thấm, cách âm, cách nhiệt tốt.
  • Kiểu dáng và màu sắc đa dạng, có thể tạo hình theo mọi phong cách và phù hợp với nhiều không gian, giá thành hợp lý.
tran-thach-cao-khung-chim-1
Trần thạch cao vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa có khả năng cách âm, chống ẩm, chống cháy

Hướng dẫn thi công trần thạch cao chìm

Để thi công trần khung chìm đạt hiệu quả, người thợ cần phải thực hiện các bước sau:

Bước 1: Đo độ cao trần nhà, kiểm tra kỹ các thông số thực tế và trên bản vẽ để đưa ra phương án xử lý cụ thể.

Bước 2: Đánh dấu vị trí lắp đặt trần thạch cao khung chìm bằng cách sử dụng máy bắn cốt, ống nivo, ống bắn mực,.v.v.

Bước 3: Tiến hành treo nẹp viền tường theo đúng dấu mực bằng đinh thép hoặc ốc vít.

Bước 4: Lắp đặt ty treo phù hợp.

Bước 5: Treo xương chính liên kết với ty của điểm treo để tạo ra khung dọc cách nhau 1m.

Bước 6: Sử dụng bát liên kết để kết nối xương phụ và xương chính tạo khoảng cách 0,4m.

Bước 7: Quan sát kỹ và cân chỉnh sao cho khung xương đều tạo thành mặt bằng. Sau đó bắt tấm thạch cao vào khung xương phụ bằng đinh vít.

Bước 8: Sử dụng bột trét hoặc chất kết dính chuyên dụng để phủ kín khe nối giữa các tấm thạch cao.

Lưu ý khi thi công trần thạch cao khung chìm

Trong quá trình thi công trần thạch cao khung xương chìm, anh/chị cần lưu ý 2 vấn đề sau:

  • Khi đi xương phải tránh xa các lỗ đèn, thiết bị điện. Điều này sẽ quyết định độ chắc chắn, độ phẳng và tính thẩm mỹ của trần nhà.
  • Lưu ý thứ hai là lắp đặt xương phải đầy đủ, sau khi nghiệm thu mới bắn tấm. Thực hiện tốt yêu cầu này sẽ giúp trần chắc chắn hơn, khi bắn tấm không bị võng, xệ trần.
tran-thach-cao-khung-chim-2
Để lắp đặt được một trần thạch cao đúng “chuẩn”, anh/chị cần chú ý nhiều yếu tố.

Qua bài viết trên, Vinapad đã đưa tới cho anh/chị những kiến thức cơ bản nhất về trần thạch cao chìm. Hy vọng bài viết này hữu ích với anh/chị.

Cảm ơn đã theo dõi bài viết!

Công Ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Vinapad Việt Nam:

Factory: Mặt đường KCN Bình Phú, Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội

VP: Thôn Yên Lạc 1, Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội

Email: kinhdoanh@vinapad.com

Phone: 091.468.2106