1. SOP là gì?
2. SOP trong khách sạn là gì?
3. Vai trò của SOP trong vận hành các bộ phận của khách sạn
3.1. Vì sao cần SOP trong khách sạn?
3.2. Tác dụng của SOP là gì?
4. Yêu cầu đối với các vị trí giúp vận hành SOP hiệu quả
4.1. Đối với cấp nhân viên
4.2. Đối với cấp quản lý
Mục lục ( - )
Trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn, SOP là thuật ngữ vô cùng phổ biến với những vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì hiệu quả, chất lượng công việc. Trước tiên bạn cần nắm rõ những thuật ngữ chuyên ngành. Trong bài viết ngày hôm nay, Vinapad xin chia sẻ với bạn độc SOP là gì và vai trò của SOP trong vận hành các bộ phận tại khách sạn.
1. SOP là gì?
SOP là tên viết tắt của Standard Operating Procedure có nghĩa là những quy trình thao tác chuẩn. SOP được ứng dụng cho nhiều lĩnh vực hiện nay như hàng không, giáo dục, quân sự, du lịch,…Trong đó ngành du lịch khách sạn được áp dụng nhiều hơn cả. Quy trình trên không những giúp những người mới bắt đầu thích nghi với công việc một cách nhanh chóng mà còn hạn chế sai sót xảy ra, mang lại hiệu quả cao nhất.
2. SOP trong khách sạn là gì?
SOP được ứng dụng trong việc tạo lập những quy trình chuẩn cho riêng mỗi bộ phận trong khách sạn như: lễ tân, nhà hàng, thanh toán, setup đồ, buồng phòng,… giúp cho việc hướng dẫn công việc cũng như duy trì chất lượng, hiệu quả công việc một cách tối đa. Bên cạnh đó, SOP còn có nhiệm vụ giám sát và ngăn ngừa việc lãng phí tài nguyên của khách sạn.
Tại mỗi bộ phận lại có quy trình thao tác chuẩn khác nhau. Tuy vậy, đặc điểm chung của những quy trình này là đảm bảo về khối khối lượng công việc, đặc điểm của từng công đoạn cũng như thời gian tiêu chuẩn để để thực hiện công việc. Ngoài ra không thể thiếu trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc và nghiệp vụ để thực hiện công việc. Bạn nên nhớ quy trình thao tác chuẩn luôn đem lại hiệu quả trong việc quản trị nhân lực của khách sạn.
3. Vai trò của SOP trong vận hành các bộ phận của khách sạn
3.1. Vì sao cần SOP trong khách sạn?
Bởi SOP được xây dựng sau khi quá trình nghiên cứu công việc của các bộ phận hoàn tất nên SOP được đánh giá là công cụ hỗ trợ các bộ phận, các công đoạn công việc liên kết với nhau và được triển khai tốt hơn rất nhiều. Thậm chí cả hệ thống sẽ vận hành tốt ngay khi mỗi bộ phận hay cá nhân làm việc. Vai trò mà SOP đem lại cho khách sạn có thể kể đến:
- Là cơ sở để hướng dẫn nhân viên thực hiện công việc một cách nhanh chóng ở từng vị trí trong khách sạn.
- Cơ sở để đánh giá khả năng hoàn thành công việc của nhân viên giúp họ nắm bắt được tiến độ công việc để đưa ra phương án phù hợp
- Hỗ trợ việc đề đạt khen thưởng đối với những nhân viên có năng lực và ngược lại
- Tiết kiệm thời gian, cải thiện hiệu suất công việc
3.2. Tác dụng của SOP là gì?
- Dựa vào SOP người quản lý có thể xếp loại danh sách, thứ hạng từ đó đánh giá chính xác năng lực của cấp dưới.
- Mang đến cơ sở chi tiết để các tiếp viên mới vào có thể thực hiện tốt công việc của mình, tránh được tình trạng bỡ ngỡ, khó thích nghi.
- Mang đến khả năng để đào tạo nâng cao chuyên môn cho đội ngũ nhân sự. Đây là yếu tố rất quan trọng giúp vận hành hoạt động của toàn bộ khách sạn tốt nhất.
4. Yêu cầu đối với các vị trí giúp vận hành SOP hiệu quả
Câu hỏi được đặt ra ở đây là làm thế nào để vận hành SOP một cách hiệu quả? Trong quản lý khách sạn, việc đầu tiên cần phải làm đó chính là nghiên cứu cụ thể và xây dựng quy trình một cách chính xác, hạn chế tối đa những sai sót. Bên cạnh đó cần tính toán hợp lý cho mỗi vị trí trong khách sạn. Sự hợp tác từ nhân viên cũng là yếu tố quyết định hiệu quả công việc.
4.1. Đối với cấp nhân viên
Nhân viên là những người trực tiếp thực hiện các công việc trong quy trình SOP, chính vì vậy mà mỗi nhân viên cần phải có trách nhiệm thực hiện, tuân thủ chặt chẽ quy trình được đặt ra. Họ không phải là người lập ra SOP, do đó nhân viên tuyệt đối không được sáng tạo hoặc cải tiến trong SOP. Để khắc phục những bất cập tồn tại trong các công đoạn, nhân viên có trách nhiệm phản ánh kịp thời cho quản lý nhằm đưa ra hướng đúng đắn để hoàn thiện quy trình này.
4.2. Đối với cấp quản lý
Cấp quản lý cần phải nghiên cứu và am hiểu bản chất công việc của bản thân cũng như các vị trí trong phạm vi quản lý của mình. Bên cạnh đó, quản lý có nhiệm vụ đào tạo và giải thích cụ thể, chi tiết về mỗi một quy trình cho nhân viên. Đồng thời luôn giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình thực hiện quy trình SOP của các nhân viên mà khách sạn đã đặt ra trước đó. Luôn lắng nghe những ý kiến phản hồi từ cấp dưới, thường xuyên rà soát, từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp nhằm đem lại hiệu quả tối đa cũng như có một quy trình chuẩn SOP khoa học cho khách sạn.
Với những thông tin mà Vinapad chia sẻ với bạn đọc trên đây, hy vọng bạn đã hiểu được khái niệm về SOP và vai trò của SOP trong vận hành các bộ phận tại khách sạn. Khi hoàn thành tốt những quy trình trong SOP, chắc chắn bạn sẽ được đánh giá là một nhân viên có trình độ cũng như kỹ năng phục vụ chuyên nghiệp. Trong tương lai hy vọng rằng bạn rằng bạn sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến rộng mở phía trước.
>>> Xem thêm: Cousu main là gì?
Công ty Vinapad là nhà thầu thi công nội thất khách sạn chuyên nghiệp được lựa chọn là nhà thầu thi công nội thất cho nhiều khách sạn lớn trên cả nước.
Mọi thông tin chi tiết hoặc tư vấn xin vui lòng liên hệ:
Công Ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Vinapad Việt Nam
Địa chỉ: Khu công nghiệp Bình Phú, Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội.
VP: Thôn Yên Lạc 1, Cần Kiệm, Thạch Thất, Tp. Hà Nội
Hotline: 091.468.2106
Email: kinhdoanh@vinapad.com