VINAPAD - Nhà thầu thi công nội thất khách sạn chuyên nghiệp

Rủi ro khi kinh doanh Homestay

    Mục lục ( - )

  • 1. Các rủi ro pháp lý

    • 1.1. Thiếu điều kiện, giấy phép kinh doanh

    • 1.2. Rủi ro về vấn đề khai báo

  • 2. Rủi ro kinh doanh homestay từ khách hàng

    • 2.1. Rủi ro khi kinh doanh homestay do mất đồ/tội phạm

    • 2.2. Khách “bay lắc”, mại dâm

    • 2.3. Booking ảo

    • 2.4. Khách ý thức kém

  • 3. Rủi ro về đối tác

    • 3.1. Rủi ro thuê nhà

    • 3.2. Rủi ro cạnh tranh

  • 4. Rủi ro khi kinh doanh homestay vì thiếu kiến thức

Homestay là loại hình kinh doanh “nở rộ” tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Vốn ít, thu hồi vốn nhanh, quản lý dễ dàng,… song những rủi ro khi kinh doanh homestay không hề ít.

Nếu chủ đầu tư (CĐT) không trang bị đầy đủ kiến thức, khi đi vào hoạt động chính thức sẽ vấp phải nhiều vấn đề phức tạp, thậm chí là dính dáng tới pháp luật.

Giúp anh/chị có sự chuẩn bị khi bước chân vào ngành, Vinapad đã tổng hợp và đưa ra những rủi ro mà nhiều CĐT đã gặp trong quá trình vận hành homestay.

rui-ro-khi-kinh-doanh-homestay-6
Homestay – Loại hình kinh doanh lưu trú đang “hot” trong ngành du lịch – khách sạn.

1. Các rủi ro pháp lý

Dính dàng tới pháp luật luôn là e ngại của tất cả các CĐT. Các thủ tục, quá trình xử lý pháp luật thường rất phức tạp, kéo dài, ảnh hưởng lớn đến kinh doanh.

Dưới đây 2 rủi ro khi kinh doanh homestay về pháp lý mà nhiều CĐT đã mắc phải.

1.1. Thiếu điều kiện, giấy phép kinh doanh

Homestay là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Anh/chị buộc phải có đăng ký, giấy phép kinh doanh; các chứng nhận an toàn PCCC, an ninh; thuế, v..v..

rui-ro-khi-kinh-doanh-homestay
Giấy phép kinh doanh là một trong những thủ tục đăng kí quan trọng để homestay bước vào hoạt động.

Nhiều CĐT bước vào kinh doanh không nắm được kiến thức về pháp lý đã bị phạt. Thậm chí bị buộc phải dừng hoạt động kinh doanh gây đến thua lỗ ngay từ ban đầu do dính đến các vấn đề kiện tụng.

1.2. Rủi ro về vấn đề khai báo

Khách lưu trú cần được khai báo trước 23h kể từ khi bắt đầu vào ở homestay. Rất nhiều đơn vị quên khai báo lưu trú của khách hàng, khi công an khu vực kiểm tra đột xuất đã bị lập biên bản.

Tuy biên bản xử phạt hành chính không quá lớn, nhưng đây là lỗi không đáng có. Anh/chị hoàn toàn có thể tránh rủi ro khi kinh doanh homestay này bằng cách nâng cao nghiệp vụ nhân viên cũng như bản thân.

rui-ro-khi-kinh-doanh-homestay-1
Quên khai báo lưu trú của khách hàng là tối kỵ khi hoạt động homestay, bởi chúng có thể dẫn tới nhiều phiền phức không đáng có.

2. Rủi ro kinh doanh homestay từ khách hàng

Khách hàng là Thượng Đế, nhưng có hàng trăm ngàn kiểu Thượng đế. Đặc biệt tại các cơ sở lưu trú nhỏ lẻ, quy trình và thủ tục mua bán phòng lỏng lẻo, nên càng có nhiều thành phần khách “dởm”.

Nếu không am hiểu, có quy định quản lý chặt chẽ, các CĐT sẽ rất bỡ ngỡ khi gặp phải các trường hợp sau.

2.1. Rủi ro khi kinh doanh homestay do mất đồ/tội phạm

Khăn tắm, máy sấy tóc, đồ trang trí,… “không cánh mà bay” là trường hợp xảy ra ở rất nhiều đơn vị lưu trú. Rất nhiều khách hàng “táy máy” có thói quen bỏ túi một số vật dụng nhỏ của homestay trước khi chech-out.

Tuy chúng chỉ là những đồ vật giá trị nhỏ, xong nếu xảy ra thường xuyên thì chẳng CĐT nào cười nổi.

rui-ro-khi-kinh-doanh-homestay-2
Những món đồ nhỏ, nếu hay bị mất cắp cũng sẽ là một khoản phí “kha khá” đối với CĐT.

Thậm chí, còn có nhiều chiêu trò lừa đảo cực tinh vi như:

  • Giả vờ là khách, lựa lúc không có ai thì trộm đồ
  • Giả làm chủ nhà, gọi người tới bán đồ đạc homestay
  • Rủi ro khi kinh doanh homestay đến từ “tin tặc” giả khách book phòng, lừa lấy số tài khoản ngân hàng của chủ nhà để lấy cắp tiền
  • V..v..
rui-ro-khi-kinh-doanh-homestay-3
Tin tặc lừa lấy thông tin tài khoản ngân hàng của CĐT để ăn cắp tiền.

2.2. Khách “bay lắc”, mại dâm

Đây không chỉ là nỗi lo của riêng CĐT nào. Nếu không xử lý thông minh homestay có thể dính vào các vấn đề pháp lý (chứa chấp tội phạm, buôn bán ma túy, mại dâm,..). Thậm chí chỉ riêng việc thu dọn tàn cục cũng chẳng hề đơn giản.

rui-ro-khi-kinh-doanh-homestay-4
Ma túy, mại dâm là hai trong nhiều tệ nạn mà các homestay e ngại.

Để giảm thiểu rủi ro khi kinh doanh homestay, anh/chị cần có những biện pháp cụ thể:

  • Nên tránh nhóm khách book 1-2 ngày
  • Cần khai báo tạm trú tạm vắng rõ ràng và ký thỏa thuận thuê nhà có mục đích lưu trú (tránh truy tố tội chứa chấp)
  • Có dấu hiệu nghi ngờ cần kiểm tra (giả đem đồ, check phòng,…)
  • Nên theo dõi booking blacklist từ các host khác chia sẻ để nhận biết nhóm khách này sớm.

2.3. Booking ảo

Đặt phòng nhưng không tới, hủy phòng giờ chót,… khiến CĐT điêu đứng và thiệt hại về doanh thu. Trường hợp này xảy ra rất phổ biến.

rui-ro-khi-kinh-doanh-homestay-5
Khách ảo – một trong những rủi ro khi kinh doanh homestay phổ biến nhất.

Một số giải pháp giúp hạn chế tình trạng khách ảo:

  • Yêu cầu chuyển khoản đặt cọc 30% – 50% trước
  • Đưa ra chính sách hủy phòng minh bạch (homestay được thu phí bao nhiêu % nếu khách báo hủy phòng)
  • Thường xuyên liên hệ với khách hàng để chắc chắn kế hoạch đặt phòng không thay đổi

2.4. Khách ý thức kém

“Mất tiền mua mâm, bà đâm cho thủng” là suy nghĩ của rất nhiều “Thượng Đế”. Chính vì những suy nghĩ này rất nhiều homestay trở nên điêu đứng mỗi khi tiễn khách.

  • Bày bừa, ở bẩn, “nhậu trong phòng
rui-ro-khi-kinh-doanh-homestay-7
Nhậu nhẹt, ăn uống bày bừa trong phòng ngủ là nỗi ám ảnh của toàn bộ dân “ngành”.
  • Sử dụng đồ đạc sai mục đích
  • Làm hư hỏng đồ đạc trong phòng
  • Mở điện, điều hòa,.. ngay cả khi ra ngoài
  • Khai báo sai số người để tránh phụ thu
  • V..v..

Để tránh các rủi ro khi kinh doanh homestay trên, bạn hãy làm một bản quy định của homestay. Trong đó ghi rõ phí phạt nếu nhà quá bẩn, giá trị đồ đạc khi làm hỏng, phạt khi khai báo sai số người… để tránh mâu thuẫn sau này.

Ngoài ra bạn cần tham gia các nhóm và group mà các host để thông báo cho nhau về các trường hợp tội phạm, hay khách ý thức kém để phòng tránh.

3. Rủi ro về đối tác

“Phòng khách, tránh luật” đôi khi CĐT quên rằng kẻ thù cản trở có thể là chính chủ thuê mặt bằng, “anh em” trong ngành.

3.1. Rủi ro thuê nhà

Hầu hết kinh doanh homestay mọi người phải đi thuê nhà và sẽ có rủi ro là chủ nhà đòi nhà trước hạn. Đây là rủi ro thường xuyên xảy ra và đem lại hậu quả rất nặng nề.

rui-ro-khi-kinh-doanh-homestay-8
Rủi ro khi kinh doanh homestay từ chính chủ cho thuê nhà, mặt bằng kinh doanh.

Không ít CĐT vừa bỏ vốn sang sửa, đưa khách sạn hoạt động một thời gian ngắn thì bị chủ nhà tới “đòi đất”.

Lý do thì “trời ơi đất hỡi”: bán nhà, nhà có việc riêng, thậm chí là do chủ nhà thấy bạn kinh doanh được nên đòi lại nhà để tự kinh doanh…

Muốn loại bỏ nguy cơ này, anh/chị nhất định phải chặt chẽ khi làm điều khoản. Hãy minh bạch về thời gian, địa điểm thuê, cũng như hình phạt nếu một trong hai bên tự ý hủy bỏ hợp đồng.

Hợp đồng phải hợp lý – hợp pháp, có sự chứng thực của pháp luật (công chứng, chữ kỹ đầy đủ, v..v..).

3.2. Rủi ro cạnh tranh

Thuê được vị trí đắc địa, giá cả phải chăng, sửa sang trang trí lại một chút, bán phòng rẻ sẽ thu hút nhiều khách? Ăn nên làm ra?

Rất nhiều CĐT xem nhẹ vấn đề kinh doanh một homestay, bởi vậy khi thực sự bắt tay vào làm đã gặp nhiều cản trở và thua lỗ.

rui-ro-khi-kinh-doanh-homestay-9
Xem nhẹ kinh doanh homestay khiến nhiều CĐT phải trả giá đắt.

Rủi ro khi kinh doanh homestay rất lớn, bởi chúng không chỉ phải cạnh tranh với chính loại hình này, mà còn rất nhiều khách sạn, resort “lăm le”.

Trong cuộc chiến khốc liệt này, anh/chị cần đưa ra các chiến lược kinh doanh hợp lý, độc đáo để tăng độ thu hút.

Hãy trả lời các câu hỏi:

  • Vì sao khách hàng chọn bạn mà không phải chọn đối thủ của bạn?
  • Điều gì khiến bạn đặc biệt hơn đối thủ của bạn?
  • Đó là phong cách trang trí, vị trí, chất lượng dịch vụ, các giá trị gia tăng khác hay là gì?
  • Bạn có cách nào để thu hút khách một cách sáng tạo hơn không? Hay tìm ra một nguồn khách riêng?
rui-ro-khi-kinh-doanh-homestay-10
Nếu không trả lời được câu hỏi này, cơ bản là anh/chị đang kinh doanh với “niềm tin”.

4. Rủi ro khi kinh doanh homestay vì thiếu kiến thức

Ngành khách sạn – nhà hàng – du lịch đang là miếng bánh ngọt khổng lồ mà bất kì CĐT nào cũng muốn chen chân. Thế nhưng quá trình “Cắt – Thưởng thức” bánh chẳng hề đơn giản như ta ra siêu thị mua rau.

Rất nhiều CĐT quá vồ vập khi bắt đầu, chỉ nghĩ rằng có tiền vốn sẽ làm ăn tốt mà quên đi rằng để chiến thắng, chúng ta cần hiểu rất rõ Thị trường – Đối thủ – Khách hàng.

Tiềm năng thị trường ra sao? Đối thủ cạnh tranh là ai? Nguồn khách du lịch đến từ đâu? Điều gì thu hút và giữ chân khách hàng?

Quản lý và vận hành homestay cần những bộ phận nào? Mức lương của nhân viên khách sạn bao nhiêu? Các chi phí Overhead của homestay kiểm soát như thế nào?

Rất rất nhiều vấn đề phát sinh, nếu “mù mờ” anh/chị sẽ không đưa ra được chiến lược kinh doanh cụ thể, dẫn tới nhiều nguy cơ thua lỗ, phá sản.

rui-ro-khi-kinh-doanh-homestay-11

Hãy là CĐT thông minh! Chúc anh/chị sớm tìm ra hướng đi đúng đắn nhất cho homestay của mình!

Cảm ơn anh/chị đã theo dõi!

>> Xem thêm:

1. Đầu tư homestay & bài toán “lãi – lỗ” kinh điển

2. Vinapad – Bảng báo giá nội thất khách sạn chi tiết

NỘI THẤT KHÁCH SẠN: 10 Mẫu đã thi công + Báo giá + Sự khác biệt

Công Ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Vinapad Việt Nam

Factory: Mặt đường KCN Bình Phú, Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội

VP: Thôn Yên Lạc 1, Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội

Email: kinhdoanh@vinapad.com

Hotline: 091.468.2106

https://twitter.com/HMA_Agency

https://www.pinterest.com/hmaagency/

HMA Agency – Đơn vị cung cấp marketing thuê ngoài chất lượng uy tín

Dịch vụ phòng Marketing thuê ngoài HMA Agency có gì đặc biệt?