MFC, MDF, HDF là các loại gỗ gì?
Gỗ công nghiệp MFC
Gỗ công nghiệp MDF
Gỗ công nghiệp HDF
Phân biệt MFC, MDF, HDF dựa trên tính chất của từng loại gỗ
Mục lục ( - )
Nhằm đáp ứng các nhu cầu cao của người dùng, các sản phẩm gỗ công nghiệp dần ra đời và ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong thiết kế nội thất không gian sống.
Hiện nay trên thị trường có 3 loại gỗ công nghiệp chính là: MFC, MDF, HDF. Vậy làm thế nào để phân biệt MFC, MDF, HDF một cách tốt và rõ ràng nhất?
Những thông tin dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này!
MFC, MDF, HDF là các loại gỗ gì?
Để có thể thực hiện phân biệt MFC, MDF,HDF một cách rõ ràng nhất bạn nên tìm hiểu xuất phát từ chính ý nghĩa tên viết tắt của từng loại gỗ này. Cụ thể:
Gỗ công nghiệp MFC
- MFC là sản phẩm gỗ công nghiệp có tên viết tắt của Melamine Face Chipboard, có nghĩa là ván gỗ dăm (OSB, PB, WB) phủ lớp bề mặt là Melamine.
- Gỗ MFC được ứng dụng rất nhiều trong thiết kế các sản phẩm nội thất. Đây được xem là một trong những sản phẩm gỗ công nghiệp có độ phổ biến lớn nhất hiện nay.
Gỗ công nghiệp MDF
- MDF là dòng sản phẩm gỗ công nghiệp có chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard.
Gỗ công nghiệp HDF
- Tấm gỗ HDF hay còn được biết đến với những tên gọi khác như tấm ván ép HDF là từ viết tắt của từ High Density Fiberboard- ván ép gỗ công nghiệp.
Phân biệt MFC, MDF, HDF dựa trên tính chất của từng loại gỗ
Để có thể phân biệt MFC, MDF,HDF một cách rõ ràng nhất người ta thường dựa vào tính chất của từng dòng gỗ. Thông qua cấu tạo, đặc tính, màu sắc mà có thể dễ dàng nhận định về từng dòng sản phẩm này.
Gỗ MFC
- Gỗ MFC được cấu tạo từ các loại gỗ rừng trồng có thời gian thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su… Sau khi thu hoạch, các cây gỗ này sẽ được đưa vào máy băm thành các dăm gỗ sau đó cùng với keo kết hợp tạo thành hỗn hợp phôi gỗ.
- Sau đó tiếp tục thực hiện ép tạo độ dày thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao, bề mặt phủ lên một lớp nhựa Melamine bảo vệ.
- Nhằm mang đến tính thẩm mỹ khi đưa vào thiết kế nội thất, bề mặt tấm MFC thường được giả vân gỗ hoặc giả kim loại rất đẹp mắt. MFC là loại gỗ có màu sắc vô cùng đa dạng và phong phú với hơn 80 gam màu từ đen, trắng, xám nhạt, xám chì cho đến tất cả các màu vân gỗ hay các màu vân gỗ hiện đại…
- Hiện nay trên thị trường gỗ MFC được chia làm hai loại: MFC thường và MFC lõi xanh chịu ẩm.
Gỗ công nghiệp MDF
- Nguyên liệu để làm nên những tấm gỗ MDF đó chính là các loại gỗ vụn, nhánh cây…được cho vào máy nghiền thành các sợi gỗ nhỏ Cellulo.
- Các sợi gỗ Cellulo này sau đó sẽ được đưa qua bồn rửa trôi các tạp chất, khoáng chất nhựa… và đưa vào máy trộn gồm có: keo, bột sợi gỗ (Cellulo), chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ và bột độn vô cơ. Gỗ MDF có quy trình sản xuất phức tạp hơn MFC và HDF.
- Chính vì vậy khi muốn phân biệt MFC, MDF,HDF người ta cũng thường dựa vào yếu tố này.
- MDF là sản phẩm gỗ có rất nhiều đặc trưng như có lõi là ván mịn với lớp bề mặt phong phú. Có thể là Veneer, Melamine như MFC hoặc dán laminate hoặc sơn màu: trắng, đen, xanh, đỏ,…đều mang đến hiệu quả thẩm mỹ cao.
Gỗ HDF
- Nguyên liệu tạo nên các sản phẩm gỗ HDF đó chính là bột gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối.
- Sau khi đem luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao, từ 1000C – 2000C, người ta tiếp tục chuyển hóa nó thành bột gỗ, kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao và cuối cùng là thực hiện định hình thành tấm gỗ theo độ dày và chiều dài như yêu cầu.
- Ván ép HDF có rất nhiều ưu điểm đặc trưng như: có khả năng cách âm khá tốt và khả năng chịu nhiệt cao, chống mọt, mối, bề mặt nhẵn bóng,…
- Ngoài ra, HDF cũng có hệ thống màu đa dạng với khoảng 40 màu sơn thuận tiện cho việc lựa chọn, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.
Hi vọng rằng với những thông tin về phân biệt MFC, MDF,HDF mà chúng tôi giới thiệu trên đây sẽ giúp bạn sớm có được cho mình những hiểu biết cần thiết về các loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay này!