VINAPAD - Nhà thầu thi công nội thất khách sạn chuyên nghiệp

Những nội quy nhân viên khách sạn nào cũng phải có

    Mục lục ( - )

  • Nội quy chung cho nhân viên khách sạn

  • Những lưu ý khi lập nội quy nhân viên khách sạn

    • 1. Nội quy thời gian

    • 2. Nội quy bữa ăn

    • 3. Nội quy chấm công

    • 4. Nội quy trong khu vực bếp

    • 5 Một số nội quy nhân viên khách sạn khác

Anh/chị đang kinh doanh khách sạn? Và đang muốn thiết lập nội quy nhân viên khách sạn nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Vậy bài viết này là dành cho anh/chị, Vinapad sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết về các nội quy cho nhân viên khách sạn trong bài viết này.

Nội quy chung cho nhân viên khách sạn

noi-quy-nhan-vien-khach-san-1
Bảng nội quy nhân viên khách sạn

1. Không nhai kẹo cao su khi đang làm việc.

2. Không sử dụng điện thoại di động khi đang làm việc (ngoại trừ những trường hợp được Trưởng bộ phận cho phép).

3. Bước nhanh, tự tin nhưng không chạy.

4. Giữ trật tự trong giờ làm việc.

5. Không được đi lang thang hay ngủ trong khách sạn.

6. Không được ăn uống ngoài phạm vi phòng ăn dành cho nhân viên.

7. Không được kết thân với cá nhân khách. Nói chuyện xã giao và lịch sự với khách là cần thiết nhưng không được nói chuyện riêng với khách – hãy nhớ thân thiện chứ không thân mật.

8. Không được hỏi hay gợi ý khách cho tiền hay quà. Những gợi ý cho quà bằng lời nói hay hành động đều tuyệt đối nghiêm cấm. Nếu có vị khách nào cho anh/chị tiền, dù là ít, anh/chị nên vui vẻ nhận lấy.

noi-quy-nhan-vien-khach-san-2
Trong nội quy nhân viên khách sạn không được hỏi hay gợi ý khách cho tiền hay quà

9. Sau khi xong việc hay sau khi giao ca xong, không được ở lại trong khách sạn quá 40 phút.

10. Nhân viên phải ở nơi làm việc, không được đi lang thang hay đến các phòng khác nếu không được Trưởng bộ phận cho phép.

11. Anh/chị phải biết tường tận mọi dịch vụ của khách sạn, cũng như các địa điểm phục vụ để giới thiệu cho khách.

12. Bạn bè hay người thân không được thăm nhân viên khi đang làm việc, trừ khi họ là những người khách của khách sạn. Không làm việc cá nhân trong giờ làm việc.

13. Nhân viên không được sử dụng phòng vệ sinh dành cho khách mà phải sử dụng phòng vệ sinh dành cho nhân viên.

14. Nhân viên có tiếp xúc với tài liệu mật và các hoạt động của khách sạn không được tiết lộ các thông tin đó ra bên ngoài.

15. Không được in, sao chép hoặc mang ra ngoài các tài liệu, thông tin của khách sạn khi chưa được phép.

noi-quy-nhan-vien-khach-san-3
Trong nội quy nhân viên khách sạn nghiêm cấm tiết lộ thông tin tuyệt mật ra bên ngoài

16. Nhân viên nên tôn trọng sự chỉ dẫn của ban Quản lý, không kể đến việc họ làm việc ở phòng ban nào.

17. Phải giữ gìn cẩn thận tất cả các dụng cụ và trang thiết bị vì chúng sẽ giúp anh/chị hoàn thành tốt công việc của mình.

18. Nơi làm việc lúc nào cũng phải được giữ gìn sạch sẽ, an toàn. Nơi làm việc không sạch sẽ và gọn gàng sẽ được xem là không an toàn.

19. Do bản chất và do tính chất nghề nghiệp, nhà báo hay bất cứ khách nào muốn đặt vấn đề và tìm đề tài để viết, anh/chị không được nhân danh khách sạn để nói với báo chí, đài.Chỉ Trưởng phòng Kinh Doanh, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc mới có quyền làm người phát ngôn thay mặt khách sạn. Nếu nhà báo hỏi nhân viên về khách sạn và phương thức hoạt động của khách sạn, hãy đề nghị họ liên hệ trực tiếp những thành viên nêu trên.

Những lưu ý khi lập nội quy nhân viên khách sạn

Khi lập bảng nội quy, người quản lý cần lưu ý những điều sau:

1. Nội quy thời gian

Ngoài các bộ phận làm giờ hành chính thì trong khách sạn vẫn có những bộ phận phải làm việc theo ca nhằm duy trì chất lượng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu phục vụ của khách hàng. Do đó, người quản lý cần phân chia thời gian hợp lý cho nhân viên làm theo ca theo ngày, mỗi ca kéo dài 8 tiếng, một tuần nhân viên sẽ được nghỉ một ngày theo sự sắp xếp từ cấp trên.

Ngoài mùa du lịch thì thời điểm lễ, Tết là lúc các khách sạn “ăn nên làm ra” nhất cho nên nhân viên trong khoảng thời gian này không thể vắng mặt trừ một số trường hợp được phép. Nhân viên làm việc thời gian lễ, Tết sẽ nhận được mức lương gấp đôi ngày thường. Nhiều khách sạn còn thưởng thêm để khích lệ nhân viên. Sau thời gian này, nhân viên sẽ được sắp xếp nghỉ bù phù hợp.

noi-quy-nhan-vien-khach-san-4
Quản lý thời gian hợp lý giúp tăng hiệu quả công việc, đó là một trong những tiêu trí của nội quy nhân viên khách sạn.

Khi có vấn đề đột xuất cần giải quyết hoặc ốm đau không thể đi làm, nhân viên cần báo trước cho quản lý trước 3 giờ đồng hồ (tùy vào khách sạn sẽ điều chỉnh lại mức thời gian hợp lý cho đơn vị mình)

2. Nội quy bữa ăn

Đối với nhân viên làm việc hành chính sẽ có khoảng thời gian nghỉ trưa kéo dài 1 tiếng đến 1,5 tiếng để ăn trưa và nghỉ ngơi. Đối với người làm việc theo ca, nhân viên sẽ có khoảng thời gian 30 phút mỗi ca để ăn uống. Tất nhiên, người quản lý cũng sẽ sắp xếp thời gian nghỉ để ăn hàng ngày cho nhân viên.

3. Nội quy chấm công

Để đảm bảo nhân viên làm việc đủ thời gian, các khách sạn thường đặt ra nội quy chấm công cho nhân sự toàn đơn vị. Tùy theo mức độ cần thiết mà khách sạn áp dụng cách thức chấm công bằng máy điện tử hay người quản lý sẽ chịu trách nhiệm điểm danh nhân viên cấp dưới của mình. Tại các khách sạn 4 -5 sao, hình thức chấm công bằng máy điện tử đang được áp dụng phổ biến.

4. Nội quy trong khu vực bếp

Nhân viên không chịu trách nhiệm làm việc hoặc được phép của cấp trên thì không được vào khu vực bếp của khách sạn. Nhân viên làm việc trong khu vực này chịu sự phân công, điều phối của Bếp trưởng. Khu vực bếp cũng đưa ra quy định trước – trong – sau khi kết thúc ca làm việc để mọi người tuân thủ, đảm bảo cho quá trình làm việc trở nên ăn ý, thuận lợi hơn.

noi-quy-nhan-vien-khach-san-5
Các nhân viên không có phận sự đều không được đi tới khu vực bếp.

5 Một số nội quy nhân viên khách sạn khác

– Chỉ có nhân viên trực thuộc các bộ phận liên quan đến khách hàng hoặc được sự cho phép của cấp trên mới được sử dụng điện thoại trong thời gian làm việc. Nếu vi phạm sẽ bị nhắc nhở hoặc kỷ luật tùy theo tính chất.
– Tất cả tài sản, thiết bị tại khách sạn đều thuộc quyền sở hữu của khách sạn. Do đó, khi nhân viên phát hiện tình trạng thất lạc đồ hay nhặt được đồ trong khách sạn, đưa lại đồ vật đó cho cấp trên hoặc báo cáo với cấp trên để xử lý.
– Luôn luôn lắng nghe ý kiến và yêu cầu của khách hàng một cách nhã nhặn, lịch sự.
– Giữ thái độ tích cực, tác phong chỉn chu khi làm việc.
– Bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh của khách sạn, không được tiết lộ ra bên ngoài.
– Tuân thủ quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy trong khách sạn.

Trên đây là những thông tin về nội quy nhân viên khách sạn mà chúng tôi muốn chia sẻ với các anh/chị.

Xem thêm: Tìm hiểu công việc của các bộ phận trong khách sạn 5 sao

Công Ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Vinapad Việt Nam:

Factory: Mặt đường KCN Bình Phú, Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội

VP: Thôn Yên Lạc 1, Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội

Email: kinhdoanh@vinapad.com

Phone: 091.468.2106

https://twitter.com/HMA_Agency

https://www.pinterest.com/hmaagency/

HMA Agency – Đơn vị cung cấp marketing thuê ngoài chất lượng uy tín

Dịch vụ phòng Marketing thuê ngoài HMA Agency có gì đặc biệt?