1. Nên dụng gỗ công nghiệp loại nào trong thi công nội thất?
2. Các loại gỗ công nghiệp sử dụng phổ biến
2.1. Các loại gỗ công nghiệp sử dụng phổ biến
2.2. Nên dùng gỗ công nghiệp loại nào?
Mục lục ( - )
Nên dùng gỗ công nghiệp loại nào? Đây là băn khoăn của khá nhiều khách hàng. Để lựa chọn được chất liệu gỗ phù hợp với mục đích sử dụng, thỏa mãn tính thẩm mỹ và hài hòa cho không gian, trước hết anh/chị cần hiểu thật rõ định nghĩa và đặc trưng của từng loại gỗ.
Với mục tiêu mang đến nhiều thông tin hữu ích cho khách hàng, Vinapad đã tìm hiểu và tổng hợp lại tất cả những kiến thức cơ bản nhất về gỗ công nghiệp trong bài viết này.
1. Nên dụng gỗ công nghiệp loại nào trong thi công nội thất?
Khi tài nguyên rừng đang ngày càng khan hiếm, gỗ tự nhiên ngày càng hiếm, giá cả tăng cao thì gỗ công nghiệp là lựa chọn không hề tồi cho anh/chị.
Bản chất, gỗ công nghiệp được tạo ra từ gỗ tự nhiên, sau khi qua xử lý, được ép thành các tấm ván gỗ công nghiệp. Bởi vậy, gỗ công nghiệp có nhiều đặc tính tốt của gỗ tự nhiên, bên cạnh đó giá thành của chúng lại khá phải chăng.
Các đặc điểm cơ bản của gỗ công nghiệp:
- Tất cả các loại gỗ công nghiệp đều được tạo ra từ những mảnh vụn gỗ thừa hoặc mùn và vụn dăm gỗ tự nhiên.
- Phần lớn các loại gỗ công nghiệp này đều được ép trên nền nhiệt khá lớn, kết hợp với keo chuyên dụng để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh.
- Màu sắc của các loại gỗ công nghiệp tương đối giống màu của gỗ tự nhiên.
- Các loại gỗ công nghiệp đều đem lại tính thẩm mỹ cao, sự sang trọng và vẻ đẹp hiện đại cho công trình thi công.
- Mẫu mã của các loại gỗ công nghiệp rất đa dạng, dễ dàng lựa chọn để tao nên một tổng thể hài hòa.
>> Xem thêm: Gỗ MDF phủ Melamine có tốt không?
2. Các loại gỗ công nghiệp sử dụng phổ biến
Có rất nhều các loại gỗ công nghiệp được sử dụng trên thị trường hiện nay. Vậy, nên dùng gỗ công nghiệp loại nào cho không gian nội thất? Trong nội dung tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu tới anh/chị những đặc điểm đặc trưng nhất của từng dòng gỗ cũng như ứng dụng của chúng.
2.1. Các loại gỗ công nghiệp sử dụng phổ biến
- Gỗ dán (Plywood)
- Gỗ MFC
- Gỗ MDF
- Gỗ HDF
- Gỗ ép thanh
- V..v..
2.2. Nên dùng gỗ công nghiệp loại nào?
Đây quả là một lựa chọn khó khăn nếu anh/chị không thực sự hiểu về sản phẩm. Gỗ công nghiệp qua xử lý thường chia thành 02 loại thường và chống ẩm. Tuy nhiên, cách xử lý khác nhau khiến chúng có nhiều điểm khác biệt nhỏ mà không phải ai cũng quan tâm.
Loại gỗ | Ưu điểm | Nhược điểm | Ứng dụng |
MFC | – Chất lượng, độ bền tốt.
– Kích thước bề mặt gỗ lớn, dễ dàng thi công – Tính thẩm mỹ cao, đa dạng về mẫu màu, vân gỗ |
– Sử dụng keo chuyên dụng để kết dính nên khi gặp nước dễ bị phồng
– Chi phí giá thành khá cao – Không sử dụng được cho những khu vực có độ ẩm cao |
– Sản xuất các sản phẩm nội thất như: tủ kệ, bàn ghế văn phòng, nội thất gia đình
|
MDF | – Bề mặt nhẵn, phẳng, tính thẩm mỹ cao
– Khả năng chống ẩm tốt – Mẫu mã đa dạng, phong phú – Không mối mọt, co ngót hay cong vênh |
– Giá thành so với MFC cao hơn
– Bề mặt cứng, không dẻo dai, không tạo được các sản phẩm nội thất có nhiều chi tiết cầu kỳ, phức tạp. – MDF khá mỏng, nếu muốn tăng độ dày sản phẩm cần ghép nhiều tấm MDF với nhau |
– Sản xuất giường, bàn ghế, tủ kệ, giá sách, v..v..
– Lát sàn gỗ, vách ốp trang trí |
HDF | – Độ bền cao
– Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt – Tính chống ẩm, chịu nước tốt – Màu sắc đa dạng, tự nhiên và giống gỗ thật tới 90% |
– Giá thành cao
– Chỉ thi công được nội thất ở dạng phẳng, hoặc kết hợp nẹp để tạo điểm nhấn – Không sử dụng để làm panel |
– Lát gỗ sàn
– Vách CNC trang trí – Cửa ra vào, kệ bếp, và một vài sản phẩm chỉ có các chi tiết mặt phẳng. |
Plywood | – Chịu lực tốt, ít cong vênh, mối mọt
– Khả năng bám vít, bám dính tốt – Tạo hình đa dạng, dễ uốn nắn – Chi phí giá cả cạnh tranh |
– Chịu nước, chống xước kém
– Bề mặt gỗ màu sắc không đồng đều và tự nhiên |
– Sản xuất các sản phẩm nội thất yêu cầu về sự cầu kì
– Ứng dụng rộng rãi cho nội thất nhà ở, trường hợp, văn phòng, khách sạn,.. |
Ghép thanh | – Bề mặt nhẵn, bền màu
– Chịu lực tốt, chống xước hiệu quả – Không cong vênh, ít mối mọt |
– Do ghép từ nhiều thanh gỗ khác nhau nên:
+ Bề mặt có màu sắc không đồng đều + Vân gỗ không liền, không đẹp |
– Làm khung tranh
– Làm sàn gỗ gia đình, văn phòng. – Làm đồ thủ công mỹ nghệ. – Làm kệ treo tường, kệ sách. – Sản xuất đồ nội thất ngoài trời, nội thất văn phòng, showroom trưng bày |
Vậy là Vinapad vừa đưa ra những thông tin cơ bản nhất về ưu – nhược điểm cũng như ứng dụng của 5 loại gỗ công nghiệp đang được sử dụng phổ biến. Hy vọng với những thông tin này anh/chị có thể tự xác định nên dùng gỗ công nghiệp loại nào cho công trình của mình.
Cảm ơn anh/chị đã theo dõi bài viết!
Công Ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Vinapad Việt Nam
Factory: Mặt đường KCN Bình Phú, Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội
VP: Thôn Yên Lạc 1, Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội
Email: kinhdoanh@vinapad.com
Phone: 091.468.2106