VINAPAD - Nhà thầu thi công nội thất khách sạn chuyên nghiệp

Lanh tô là gì? Những loại lanh tô phổ biến trong xây dựng

    Mục lục ( - )

  • 1. Lanh tô là gì?

  • 2. Trong xây dựng thường sử dụng những loại lanh tô nào?

    • 2.1. Lanh tô gạch cốt thép

    • 2.2. Lanh tô gạch cuốn

    • 2.3. Lanh tô bê tông cốt thép

    • 2.4. Lanh tô gỗ

  • 3. Yêu cầu kỹ thuật của ván khuôn làm lanh tô

Lanh tô là một bộ phận không thể bỏ qua trong bất cứ công trình xây dựng nào. Khả năng của lanh tô là đỡ các khối tường phía trên của cửa ra vào, cửa sổ,… Vậy những loại lanh tô nào được sử dụng nhiều trong xây dựng, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây.

1. Lanh tô là gì?

Lanh tô trong tiếng Pháp là “Linteau” và dịch ra tiếng Anh “Lintel”. Đây là một bộ phận nằm trên khung cửa đi, các cửa sổ hoặc ô trống có nhiệm vụ đỡ mảng tường phía trên. Phần lớn lanh tô được làm bằng bê tông cốt thép, tùy vào điều kiện khác nhau mà chủ thầu sẽ lựa chọn loại lanh tô phù hợp với công trình.

lanh-to-la-gi
Khái niệm lanh tô

2. Trong xây dựng thường sử dụng những loại lanh tô nào?

Lanh tô đa dạng chủng loại và sẽ được chủ thầu cân nhắc sử dụng để phù hợp cho việc chịu tải trọng. Sau đây là 4 loại lanh tô được ứng dụng nhiều trong xây dựng:

  • Lanh tô gạch cốt thép
  • Lanh tô gỗ
  • Lanh tô bê tông cốt thép
  • Lanh tô thép
cac-loai-lanh-to
Lanh tô là một bộ phận nằm trên khung cửa đi

2.1. Lanh tô gạch cốt thép

Loại lanh tô này sử dụng gạch thông thường, kết hợp với bê tông và thường được đổ ngay tại chỗ, có chiều rộng bằng chiều rộng của tường. Lưu ý chỉ sử dụng vữa xi măng cát mác 50. Ở phần trên của cốp pha sẽ phủ một lớp vữa xi măng M50 dày 2.5cm. Sau cùng để hỗ trợ chịu lực, người ta đặt thanh thép tròn hoặc thép bản.

Đối với lanh tô gạch cốt thép cần lưu ý chỉ áp dụng dành cho những lỗ cửa có R< 2m và không phải chịu ảnh hưởng của lực chấn động. Còn khi tải trọng lanh tô lớn hơn, có R lỗ cửa > 2m thì cốt thép phải lấy dựa trên tính toán và tuân thủ các quy phạm kết cấu. Ưu điểm của loại lanh tô này phải kể đến việc đẩy nhanh được tiến độ thi công, hơn nữa lại vượt được các khẩu độ lớn.

2.2. Lanh tô gạch cuốn

Chịu nén tốt là đặc điểm của loại gạch cuốn này. Nhờ đó mà nhà thi công có thể tiết kiệm được một lượng cốt thép không nhỏ, hơn nữa lại rất bền. Tuy nhiên, lanh tô gạch cuốn cần kỹ thuật cao, lại tốn nhiều gỗ và cốp pha. Thậm chí, lanh tô gạch cuốn dễ bị hỏng khi công trình lún không đều. Lanh tô gạch cuốn được chia làm 3 loại là lanh tô cuốn thẳng, cuốn nửa hình tròn và cuốn vành lược.

lanh-to-gach-cuon
Lanh tô gạch cuốn có thể tiết kiệm được một lượng cốt thép không nhỏ

2.3. Lanh tô bê tông cốt thép

Dựa theo phương thức thi công, người ta chia lanh tô bê tông cốt thép thành 2 loại là lanh tô đổ tại chỗ và lanh tô đúc sẵn.

lanh tô bê tông cốt thép đổ tại chỗ người thợ cần phải tính toán chính xác chiều cao và lượng cốt thép của lanh tô. Theo đó, chiều rộng lanh tô phải bằng với chiều dày của tường gạch. Đối với những bức tường dày từ 1½ gạch trở lên, lanh tô thường được thiết kế hình chữ L. Phần lộ ra có tác dụng làm gối tựa đỡ phần tường gạch phía ngoài. Chính vì vậy mà mặt đứng sẽ tạo cảm giác lanh tô bớt bị dày hơn nhiều. Đối với loại lanh tô đổ tại chỗ chỉ kết hợp được với sàn thành một khối khi độ cao của lanh tô và sàn xấp xỉ bằng nhau. Cũng có nhiều trường hợp lanh tô kết hợp ô văng nhằm giảm bớt thời gian thi công.

Ở lanh tô bê tông cốt thép đúc sẵn, kích thước của bề rộng lanh tô được lấy bằng bội số của kích thước ½ viên gạch làm tiêu chuẩn. Theo đó, chiều rộng có thể là ½ gạch hoặc 1 gạch. Độ cao thông thường bằng độ dày của 1, 2, 3 hàng gạch. Sử dụng lanh tô bê tông cốt thép đúc sẵn giúp tiến độ thi công nhanh hơn nhiều bởi việc thực hiện không quá phức tạp.

2.4. Lanh tô gỗ

Loại gỗ chuyên dùng cho loại lanh tô phải là gỗ hồng sắc nhóm 4 hoặc 5. Ở hai đầu sẽ được quét hắc ín chôn vào tường. Tuy nhiên loại gỗ này có chi phí khá cao và không bền như những loại lanh tô khác nên loại lanh tô này không còn được sử dụng nhiều như trước đây.

3. Yêu cầu kỹ thuật của ván khuôn làm lanh tô

Trong quá trình thi công lanh tô, cần đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Đảm bảo hình dáng, chuẩn kích thước theo như bản thiết kế lanh tô
  • Người tiến hành thi công cần có đủ chuyên môn để thi công lắp đặt lanh tô đúng vị trí
  • Tuyệt đối tuân thủ mọi khe hở phải kín khít và đều nhau
  • Trong quá trình tháo lắp lanh tô tránh làm hư ván khuôn

Trên đây là những chia sẻ về lanh tô là gì và trong xây dựng thường sử dụng những loại lanh tô nào? Hy vọng đây có thể là những thông tin giúp ích được cho bạn trong quá trình thi công xây dựng.

Công ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Vinapad Việt Nam là nhà thầu thi công nội thất khách sạn, công trình trọng điểm chuyên nghiệp trên cả nước. Với đội ngũ nhân lực có kinh nghiệm lâu năm, máy móc tối tân nhất chắc chắn sẽ mang đến cho bạn không gian nội thất ngoài mong đợi. Mọi thông tin liên hệ và ý kiến đóng góp, bạn hãy liên hệ theo bên dưới, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trong thời gian nhanh nhất.

Công ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Vinapad Việt Nam

Địa chỉ: Khu công nghiệp Bình Phú, Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội

Hotline: 091 468 2106

Email: kinhdoanh@vinapad.com

Có thể bạn quan tâm:

Ô văng là gì? Quy trình lắp đặt ô văng đúng kỹ thuật

https://twitter.com/HMA_Agency

https://www.pinterest.com/hmaagency/

HMA Agency – Đơn vị cung cấp marketing thuê ngoài chất lượng uy tín

Dịch vụ phòng Marketing thuê ngoài HMA Agency có gì đặc biệt?