VINAPAD - Nhà thầu thi công nội thất khách sạn chuyên nghiệp

Gỗ Veneer là gì? Đặc điểm và ứng dụng của Veneer trong cuộc sống

    Mục lục ( - )

  • 1. Gỗ Veneer là gì?

  • 2. Ưu nhược điểm

    • 2.1. Ưu điểm của gỗ veneer là gì?

    • 2.2. Nhược điểm gỗ veneer

  • 3. Quy trình sản xuất gỗ Veneer

  • 4. Phân loại gỗ Veneer

  • 5. Ứng dụng của gỗ Veneer

Gỗ Veneer là gì? Đặc điểm và ứng dụng của Veneer trong cuộc sống như thế nào? Hắn là có rất nhiều người đều thắc mắc về vấn đề này. Nhằm giúp anh/chị có cái nhìn rõ hơn về loại vậtliệunày, Vinapad đã tổnghợp lại trong bài viết sau. Đừn vộibỏ lỡ nếu anh/chị đang quan tâm tới vấn đề này.

go-veneer-la-gi
Veneer – Gỗ công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong thi công nội thất gỗ.

1. Gỗ Veneer là gì?

Veneer thực chất là gỗ tự nhiên được lạng mỏng từ gỗ thịt (Xoan đào, sồi, óc chó, tần bì…). Các tấm veneer chỉ dày khoảng 1 ~ 2 rem.

Sau sơ chế, Veneer được dán lên các cốt gỗ (MFC, HDF, MDF,..) hoặc Finger để tạo thành các tấm gỗ công nghiệp mang vân gỗ tự nhiên.

go-veneer-la-gi-1
Veneer là các tấm gỗ tự nhiên đã được lạng mỏng, dùng phủ lên bề mặt các cốt gỗ để tạo tấm gỗ công nghiệp.

>> Xem thêm: Các loại gỗ công nghiệp

2. Ưu nhược điểm

Các sản phẩm bề mặt phủ Veneer được đánh giá cao về chất lượng cũng như tuổi thọ không chỉ bởi những tính năng ưu việt mà nó đem lại mà còn nằm ở những giá trị kinh tế hiệu quả.

Nhưng bên cạnh đó chất liệu này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần được khắc phục và sử dụng làm các sản phẩm phù hợp trong thiết kế nội thất.

Hiểu rõ ưu – nhược điểm của sản phẩm này cũng là một cách giúp anh/chị nâng cao độ bền cũng như chất lượng sản phẩm. Đừng vội bỏ lỡ nội dung hữu ích này.

2.1. Ưu điểm của gỗ veneer là gì?

  • Tính kinh tế cao, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

Khi gỗ tự nhiên đang ngày càng khan hiếm, việc sử dụng Veneer thay thế là một giải pháp mang lại hiệu quả cao.

Veneer khi được phủ lên các cốt gỗ công nghiệp, tạo thành các sản phẩm có tính thẩm mỹ cao. Bản chất Veneer được lạng mỏng từ gỗ tự nhiên, bởi vậy các loại gỗ công nghệp sau khi được phủ Veneer nghiễm nhiên sẽ có màu sắc và dạng vân gỗ thật.

go-veneer-la-gi-3
Ưu điểm của gỗ Veneer là gì? Bài toán kinh tế thay thế gỗ tự nhiên trong thi công nội – ngoại thất.

Từ một cây gỗ tự nhiên có thể tạo ra nhiều tấm Veneer. So với việc để nguyên khối tự nhiên, việc làm này có thể tạo ra nhiều sản phẩm gỗ hơn, tiết kiệm và giảm giá thành sản phẩm.

  • Tính thẩm mỹ, chất lượng và độ bền gỗ cao

Gỗ Veneer có bề mặt nhẵn, sáng bóng, khó bay màu. So với gỗ tự nhiên, gỗ Veneer khó cong vênh, mối mọt, hay nứt khi thời tiết thay đổi.

Anh/chị có thể ghép vân (ngang, chéo, dọc, đảo vân, chạy chỉ chìm, v..v..) cho cốt gỗ công nghiệp từ Veneer mà không làm ảnh hưởng tới tổng thể chung của sản phẩm.

Màu sắc Veneer rất thật, gần gũi và thân thiện với con người, môi trường.

go-veneer-la-gi-2
Ưu điểm nổi bật nhất của gỗ Veneer là gì? Màu sắc gỗ veneer đa dạng, vân gỗ rất thật, gần gũi với môi trường, con người.

2.2. Nhược điểm gỗ veneer

  • Khả năng chịu nước kém

Khi Veneer kết hợp với cốt gỗ công nghiệp, dù được xử lý với hóa chất, sơn bề mặt, v..v.. thì chúng vẫn rất sợ nước. Anh/chị nên sử dụng gỗ Veneer cho các sản phẩm đặt tại các vị trí khô ráo, tránh tiếp xúc nhiều với nước, hơi ẩm.

Trường hợp nơi ở có độ ẩm cao, anh/chị nên kết hợp Veneer với các loại cốt gỗ chống ẩm.

go-veneer-la-gi-5

  • Chịu nhiệt, chống xước kém

Nhược điểm lớn nhất của gỗ Veneer là gì? Ngoài việc phải tránh cho Veneer khỏi các khu vực ẩm ướt, anh/chị còn cần giảm sự tiếp xúc của chúng với nhiệt.

Khả năng chịu nhiệt của Veneer thậm chí còn kém hơn so với nhựa (tấm compact HPL).

Veneer có độ dày rất mỏng (1 ~ 2 rem) bởi vậy chúng chịu lực khá kém, dễ bị trầy xước nếu người sử dụng không cẩn thận. Đây cũng là một thách thức đối với các đơn vị sản xuất. Bởi chỉ một sai xót nhỏ cũng có thể khiến bề mặt Veneer trở nên xấu xí và khó lòng sửa chữa.

go-veneer-la-gi-6
Sản phẩm nội thất từ Veneer nên được cách ẩm, cách nhiệt, tránh va đập manh.

3. Quy trình sản xuất gỗ Veneer

Quy trình sản xuất gỗ Veneer là gì? Tuy rằng mỗi vùng sẽ có các bước sản xuất khác nhau, nhưng về cơ bản, sản xuất Veneer gồm 7 bước cơ bản như sau.

  • Bước 1: Chuẩn bị, sơ chế vật liệu đầu vào

Gỗ tự nhiên được loại bỏ cành, vỏ,.. Sau đó, chúng được xử lý qua nhiều công đoạn (luộc, ngâm, tẩm để loại bỏ nhựa, tăng độ bền, dễ gia công và sử dụng).

Sử dụng gỗ loại nào sẽ tọa thành Veneer loại gỗ đó (Veneer sồi, tần bì, v..v..).

  • Bước 2: Lạng mỏng gỗ

Lưỡi lạng tiêu chuẩn thường dày 3 ly. Với độ dày này các tầm Veneer vẫn giữ được vân gỗ, màu sắc tự nhiên, có độ bền tốt và dễ dàng khi thi công.

  • Bước 3: Sấy nhiệt

Sau khi lạng mỏng các tấm Veneer được xếp chồng lên nhau và cho vào máy sấy công nghiệp để sấy.

Không phơi nắng tự nhiên như cách dân gian, tránh cong vênh, tăng độ giòn của tấm Veneer làm giảm chất lượng.

go-veneer-la-gi-7
Tác dụng của việc sấy nhiệt trong quy trình sản xuất gỗ Veneer là gì?
  • Bước 4: Lăn keo, phủ bề mặt

Sau khi đã được sấy Veneer sẽ được máy lăn keo, dán vào các cốt gỗ công nghiệp (MDF, HDF, MDF, gỗ ghép thanh…) tùy thuộc mục đích để sử dụng.

  • Bước 5: Ép nhiệt

Sau khi dán đã hoàn tất, tiến hành đưa tấm gỗ , ván đã dán veneer vào máy ép nhiệt, ép khoảng 5 phút, với nhiệt độ khoảng 60 độ

  • Bước 6: Đánh bóng

Sử dụng máy chà, nhám để đánh bóng, làm tinh bề mặt và các góc cạnh

go-veneer-la-gi-8
Quy trình sản xuất gỗ Veneer là gì? Cần chà nhám, đánh bóng mặt gỗ thất kỹ để mang lại vẻ đẹp hoàn mỹ nhất.
  • Bước 7: Kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm

Kiểm tra chất lượng của sản phẩm, lưu kho hoặc phân phối ra thị trường.

4. Phân loại gỗ Veneer

Ta có thể phân loại gỗ Veneer dựa trên nguyên liệu đầu vào của nó. Hiện nay, trên thị trường có 4 loại Veneer phổ biến nhất:

  • Veneer sồi
  • Veneer tần bì
  • Veneer xoan đào
  • Veneer óc chó

Ngoài ra, còn có rất nhiều các loại Veneer khác. Tùy theo sở thích và nhu cầu sử dụng mà anh/chị có thể chọn lựa được loại gỗ phù hợp nhất.

go-veneer-la-gi-9
Gỗ Veneer là gì? Các loại veneer phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.

5. Ứng dụng của gỗ Veneer

Là nguyên liệu thay thế gỗ tự nhiên, Veneer có thể sử dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm nội – ngoại thất như: giường, tủ quần áo, ván ốp sàn, ốp tường, bàn ghế, v..v..

go-veneer-la-gi-10
Ứng dụng của gỗ Veneer là gì? Thiết kế đèn chiếu sáng cực ấn tượng từ Veneer.
go-veneer-la-gi-11
Các sản phẩm nội thất từ gỗ Veneer đơn giản nhưng sang trọng.
go-veneer-la-gi-12
Kệ trang trí độc đáo cho gia đình, showroom.

Vậy là Vinapad vừa thông tin tới anh/chị những kiến thức cơ bản nhất về khái niệm, đặc điểm, quy trình và cách phân loại gỗ Veneer là gì?

Cảm ơn anh/chị đã theo dõi!

Công Ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Vinapad Việt Nam

Factory: Mặt đường KCN Bình Phú, Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội

VP: Thôn Yên Lạc 1, Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội

Website: https://vinapad.com

Email: kinhdoanh@vinapad.com

Hotline: 091.468.2106