1. Gỗ ghép thanh là gì?
2. Cấu tạo của gỗ ghép
3. Quy trình sản xuất gỗ ghép
4. Ưu – nhược điểm của gỗ ghép
4.1. Ưu điểm của gỗ ghép thanh là gì?
4.2. Nhược điểm
5. Ứng dụng
Mục lục ( - )
Khi gỗ tự nhiên dần khan hiếm, sử dụng gỗ công nghiệp là một trong những giải pháp tiết kiệm. Gỗ ghép thanh – một loại gỗ công nghiệp được sử dụng khá phổ biến. Vậy gỗ ghép thanh là gì? Đặc điểm và ứng dựng của chúng ra sao?
Nhằm giúp anh/chị hiểu hơn về vật liệu sản xuất nội thất, Vinapad xin đưa tới những thông tin chi tiết nhất về dòng gỗ công nghiệp này.
Mời anh/chị hãy cùng chúng tôi theo dõi!
1. Gỗ ghép thanh là gì?
Là loại ván gỗ được sản xuất từ việc ghép các thanh gỗ tự nhiên nhỏ với nhau bằng các công nghệ hiện đại, tạo nên một tấm gỗ có kích thước lớn.
Các thanh gỗ nhỏ sẽ trải qua một quá trình xử lý và hấp sấy trên dây chuyền công nghệ hiện đại tiên tiến và nghiêm ngặt để có thể loại bỏ những thành phần hại đến gỗ như ẩm mốc, mối mọt ảnh hưởng đến độ bền của gỗ.
Sau khi gỗ được cưa, phay, bào, chà, ép, phủ sơn để tạo nên thành phẩm là gỗ ghép nguyên tấm.
>> Xem thêm: Các loại gỗ công nghiệp
2. Cấu tạo của gỗ ghép
Bản chất của gỗ ghép được tạo nên từng những thanh gỗ nhỏ, dư thừa để tao nên những ván gỗ kích thước lớn
Gỗ đầu vào thường phi tiêu chuẩn (ví di: bìa đắp từ xưởng gỗ, gỗ tận dụng, gỗ đường kính nhỏ,..)
Gỗ ghép thanh thường sử dụng: Xoan đào, Cao su, Keo, Thông, Trầm Hương,…
Độ dày của gỗ ghép thanh là gì? Thường, một tấm gỗ ghép có độ dày từ 12 ~ 18mm.
Để tăng tính kết dính của gỗ, người ta sẽ sử dụng keo để tăng độ kết dinh:
- Urea Formaldehyde
- Polyvinyl Acetate
- Phenol Formaldehyde
3. Quy trình sản xuất gỗ ghép
Sơ chế
- Gỗ sau khi được thu về sẽ được sơ chế bằng máy.
- Tùy theo kích thước, ta sẽ chia chúng thành những loại khác nhau, đúng tiêu chuẩn
Tẩm sấy
- Gỗ tẩm sấy loại bỏ một số thành phần gây hại như nấm mốc, mối mọt
Ép gỗ
- Các thanh gỗ được ghép lại với nhau theo kiểu đã được định hình.
- Sử dụng các loại keo để gỗ liên kết chặt chẽ hơn, tạo thành một tấm lớn
- Chà nhám để làm nhẵn bề mặt
Gia công hoàn thiện
- Sản phẩm gỗ ép thanh hoàn thiện có thể phủ veneer, laminate, sơn,…
4. Ưu – nhược điểm của gỗ ghép
Dù gỗ công nghiệp hay tự nhiên, chúng vẫn có những ưu và nhược điểm của riêng mình. Việc hiểu rõ những đặc điểm này sẽ giúp anh/chị lựa chọn được loại vật liệu gỗ phù hợp cho từng món nội thất.
4.1. Ưu điểm của gỗ ghép thanh là gì?
- Dòng gỗ có sự đa dạng về mẫu mã, bề mặt được mài nhẵn có độ bền màu cao và khả năng chịu va đập, chịu xước tốt.
- Thường không bị mối mọt hay cong vênh như những loại gỗ khác.
- Giá thanh của gỗ ghép thanh thường thấp hơn gỗ tự nhiên từ 20 – 30%
- Gỗ có độ bền cao không thua kém độ bền của gỗ tự nhiên nguyên khối nếu như đơn vị sản xuất sử dụng các loại keo dán đảm bảo.
4.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, nhược điểm chí mạng của gỗ ghép thanh là gì?
Sự không đều màu về màu sắc và đường vân luôn là điểm yếu của gỗ ghép. Chúng được nối từ những thanh gỗ khác nhau nên màu sắc và vân gỗ chắc chắn không thể đồng nhất.
5. Ứng dụng
Ứng dụng của gỗ ghép thanh là gì? Ngày nay, gỗ ghép được sử dụng càng phổ biến trong các sản phẩm nội thất.
- Làm khung tranh
- Làm sàn gỗ gia đình, văn phòng
- Làm đồ thủ công mỹ nghệ
- Làm kệ treo tường, kệ sách
- Sản xuất đồ nội thất ngoài trời, nội thất văn phòng, showroom trưng bày
- V..v..
Vậy là Vinapad đã đưa tới cho anh/chị những thông tin cơ bản nhất về gỗ ghép. Hy vọng qua bài viết này anh/chị sẽ hiểu gỗ ghép thanh là gì cũng như cách sản xuất và ứng dụng của chúng trong cuộc sống.
Cảm ơn anh/chị đã theo dõi!
Công Ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Vinapad Việt Nam – Nhà thầu thi công nội thất khách sạn chuyên nghiệp
Factory: Mặt đường KCN Bình Phú, Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội
VP: Thôn Yên Lạc 1, Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội
Email: kinhdoanh@vinapad.com
Hotline: 091.468.2106
VINAPAD – CÙNG NHAU PHÁT