1. Gỗ công nghiệp MDF là gì?
2. Ưu, nhược điểm của gỗ MDF
2.1. Ưu điểm của gỗ công nghiệp MDF là gì?
2.2. Nhược điểm của MDF
3. Phân loại gỗ MDF
3.1. Gỗ MDF trơn
3.2. Gỗ MDF chịu nước
3.3. Gỗ MDF Veneer
Bảng màu gỗ MDF phổ biến
4. Ứng dụng gỗ MDF trong sản xuất đồ nội thất
Mục lục ( - )
MDF là loại gỗ công nghiệp được sử dụng rất phổ biến. Chúng ược xem là nguồn nguyên liệu thay thế cho gỗ tự nhiên đang ngày càng khan hiếm. Vậy đặc điểm, ứng dụng của gỗ công nghiệp MDF là gì? Làm thế nào để kéo dài tuổi thọ cho dòng gỗ nội thất này?
Biết được thắc mắc của anh/chị Vinapad đã tìm hiểu, tổng hợp và mang tới những thông tin chi tiết nhất về dòng gỗ công nghiệp này. Hãy dành vài phút theo dõi bài viết dưới đây!
1. Gỗ công nghiệp MDF là gì?
MDF là tên gọi chung cho ba loại sản phẩm ván ép bột sợi có tỷ trọng trung bình và độ nén cao. Để phân biệt các loại gỗ MDF người ta dựa vào thông số vật lý về độ dày, kích thước và cách xử lý bề mặt tấm ván.
Thành phần chủ yếu của gỗ MDF:
- Bột sợi gỗ
- Chất kết dính
- Parafin wax
- Chất bảo vệ gỗ
- Bột độn vô cơ
Các tính chất chủ yếu của gỗ MDF:
- Độ bền uốn gãy
- Độ bền liên kết nội
- Lực giữ đinh vít
- Độ hấp thụ nước
- Độ bền chịu nước…
Gỗ MDF được sản xuất từ cả gỗ cứng và gỗ mềm. Tuy nhiên ván gỗ có chất liệu từ sợi gỗ mềm thường chiếm tỷ trọng cao hơn. Bên cạnh đó người ta cũng có thể thêm vào một số thành phần gỗ cứng tùy theo cách chọn nguyên liệu của nhà sản xuất.
>> Xem thêm: Các loại gỗ công nghiệp
2. Ưu, nhược điểm của gỗ MDF
Cũng giống như các chất liệu khác gỗ MDF cũng có ưu, nhược điểm riêng biệt. Để phát huy được tối đa giá trị của gỗ, hãy cùng Vinapad tìm hiểu ưu – nhược điểm của dòng gỗ này.
2.1. Ưu điểm của gỗ công nghiệp MDF là gì?
Không phải ngẫu nhiên mà MDF lại là một trong các loại gỗ công nghiệp được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi.
- So với gỗ tự nhiên MDF không bị cong vênh, co ngót hay mối mọt
- Bề mặt ván phẳng, nhẵn nên khi sơn, dán các vật liệu khác dễ dàng hơn
- Tấm MDF phủ Veneer, Laminate hoặc Melamine tăng tính thẩm mỹ, độ bền
- Gỗ công nghiệp MDF được sản xuất số lượng lớn và đồng đều nên giá rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên.
- Thời gian gia công gỗ MDF nhanh chóng, dễ dàng giúp tiết kiệm chi phí thiết kế.
2.2. Nhược điểm của MDF
- Chỉ có loại cốt gỗ MDF xanh mới có khả năng chống ẩm, chịu nước. Các tấm MDF thông thường không có tính năng này.
- Gỗ công nghiệp MDF cứng, không có độ dẻo dai nên không thể sử dụng để tạo ra các sản phẩm nội thất trạm trổ tinh xảo như gỗ tự nhiên.
- Một điểm trừ tiếp theo là sự giới hạn về độ dày của tấm MDF. Nếu anh/chị muốn thiết kế những mẫu nội thất có đồ dày lớn thì cần ghép nhiều tấm MDF lại với nhau.
>> Xem thêm: Nên chọn lựa dùng gỗ MDF hay HDF trong sản xuất nội thất?
3. Phân loại gỗ MDF
Các yếu tố phân loại gỗ công nghiệp MDF là gì? Tùy theo chủng loại chất liệu tạo ra bột gỗ và chất kết dính cũng như các phụ gia khác, chúng ta có thể chia gỗ MDF thành nhiều loại khác nhau như:
3.1. Gỗ MDF trơn
Đây là loại gỗ thường được sơn PU khi sử dụng. Độ ẩm trong gỗ MDF trơn được kiểm soát rất tốt nên nó được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau.
Chủ yếu nó được dùng để sản xuất đồ nội thất cần phải sơn màu như: Nội thất phòng trẻ em, nội thất gia đình, văn phòng, showroom, v..v..
3.2. Gỗ MDF chịu nước
Đây cũng là loại gỗ MDF trơn nhưng nó được trộn thêm keo chịu nước trong quá trình sản xuất.
Loại gỗ này thường được ứng dụng cho nội thất không gian ngoài trời, hoặc nội thất cho những khu vực có có độ ẩm cao, thường xuyên phải tiếp xúc với nước như nhà bếp, phòng tắm…
3.3. Gỗ MDF Veneer
Đây là các tấm ván gỗ được dán một lớp ván lạng Veneer mỏng để hoàn thiện bề mặt, làm tăng tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó nó cũng được trang trí bề mặt bằng Melamine để mang đến vẻ đẹp như gỗ tự nhiên.
Bảng màu gỗ MDF phổ biến
Bảng màu gỗ công nghiệp MDF là gì? Đây là bảng cho thấy các màu sắc, mẫu vân gỗ,.. của tấm MDF. Sử dụng bảng màu này giúp anh/chị dễ dàng so sánh và chọn lựa được màu sắc phù hợp nhất.
Ván gỗ MDF có thể kết hợp với hơn 200 mã màu Melamine. Trong đó có hơn 80 mã màu Laminate nang lại tính thẩm mỹ cho không gian nội thất.
Ngoài ra, gỗ MDF còn được kết hợp với Veneer nhân tạo, hoặc Veneer gỗ tự nhiên (óc chó, sồi, xoan đào, tần bì, v..v..) để mang lại nét hiện đại và sang trọng.
4. Ứng dụng gỗ MDF trong sản xuất đồ nội thất
Ứng dụng của gỗ công nghiệp MDF là gì? Gỗ MDF được ứng dụng rộng rãi trong ngành sản xuất nội thất. Đặc biệt là sản xuất nội thất văn phòng. Nó có khả năng thay thế gỗ tự nhiên bởi những ưu điểm vượt trội. Tùy vào mục đích sử dụng anh/chị có thể dùng gỗ MDF để sản xuất đồ nội thất riêng biệt.
Gỗ MDF có khả năng chịu nước kém nhưng đảm bảo không bị đàn hồi hay co ngót nên được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất bàn, giường ngủ, tủ quần áo, nội thất văn phòng…
Hy vọng những thông tin về gỗ MDF do Vinapad tổng hợp sẽ hữu ích với anh/chị. Chúc anh/chị có lựa chọn chính xác và chọn được những sản phẩm nội thất chất lượng.