Gỗ công nghiệp là gì?
Ưu, nhược điểm của gỗ công nghiệp là gì?
Ưu điểm của gỗ công nghiệp là gì?
Nhược điểm của gỗ công nghiệp là gì?
Các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay
Gỗ công nghiệp MFC
Gỗ công nghiệp MDF
Gỗ công nghiệp HDF
Các bề mặt gỗ công nghiệp hiện nay?
Bề mặt Melamine
Bề mặt Laminate
Bề mặt Acrylic
Bề mặt Veneer
Mục lục ( - )
Gỗ công nghiệp là gì luôn là thắc mắc với những người tiêu dùng khi băn khoăn giữa các sản phẩm làm từ loại vật liệu này. Những loại vật liệu mới liên tục được phát kiến và áp dụng và trong sản xuất, xây dựng. Giờ đây, thay vì chỉ sử dụng gỗ tự nhiên thì các sản phẩm gỗ công nghiệp ngày càng được ưa chuộng.
Để làm rõ khái niệm về gỗ công nghiệp này bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay trong những thông tin dưới đây.
Gỗ công nghiệp là gì?
Với những người không làm trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, nội thất thì khái niệm gỗ công nghiệp hẳn còn khá mơ hồ. Để có thể hiểu rõ về bản chất của dòng gỗ này, bạn cần xem xét đến khái niệm của nó.
Trên thực tế, gỗ công nghiệp là dòng vật liệu ngày càng được sử dụng phổ biến trong trang trí nội thất ngày nay. Các công trình sử dụng gỗ công nghiệp được ứng dụng vô cùng phong phú và đa dạng: từ nhà dân, biệt thự, khách sạn, resort, nhà hàng,… Gỗ công nghiệp hiện nay có thể bao gồm 3 nhóm chính: MDF và MFC và HDF.
Ưu, nhược điểm của gỗ công nghiệp là gì?
Là dòng vật liệu mới có khả năng thay thế các loại gỗ tự nhiên vốn đang khá đắt đỏ và có nhiều ưu điểm, ưu- nhược điểm của gỗ công nghiệp đặc biệt được nhiều người quan tâm tìm hiểu.
Ưu điểm của gỗ công nghiệp là gì?
- Ưu điểm lớn nhất của gỗ công nghiệp nằm chính mức giá thành mà nó mang lại. Hiện nay trên thị trường, các sản phẩm gỗ công nghiệp bao giờ cũng có mức giá vô cùng dễ chịu, rẻ hơn rất nhiều so với các dòng gỗ tự nhiên.
- Chưa dừng lại tại đó, các sản phẩm nội thất được làm từ chất liệu gỗ công nghiệp hiện nay được các cửa hàng bán đồ nội thất rao bán với mẫu mã cực đa dạng. Từ từ tủ quần áo tới bàn trang điểm, hay chiếc giường làm từ gỗ công nghiệp đều có rất nhiều lựa chọn cho khách hàng.
- Gỗ công nghiệp được ứng dụng nhiều trong nội thất.
- Ngoài ra, đối với những đơn vị sản xuất, việc tạo ra các dòng gỗ công nghiệp cũng được nhận xét là giúp họ tiết kiệm được rất nhiều thời gian cũng như công sức so với gỗ tự nhiên.
Nhược điểm của gỗ công nghiệp là gì?
Mặc dù sở hữu các ưu điểm nổi bật nhưng cũng có một số những nhược điểm của gỗ công nghiệp khiến bạn cần phải cân nhắc trước khi lựa chọn.
- Mức giá thành rẻ nhưng chất lượng thấp: Mặc dù gỗ công nghiệp có mức giá khá tốt nhưng thực tế chúng lại được nhận xét có chất lượng kém hơn các sản phẩm gỗ tự nhiên. Tuổi thọ của gỗ công nghiệp thường rất ngắn, chỉ khoảng 2 -3 năm trong môi trường có nhiều hơi ẩm hoặc thậm chí ngắn hơn.
- Gỗ công nghiệp chứa hóa chất có thể gây hại đến con người: Sự độc hại trong các sản phẩm gỗ công nghiệp trong nội thất được nhận định là một trong những nhược điểm lớn của dòng gỗ này.
Các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay
Tùy theo cấu tạo và tính chất mà hiện nay các sản phẩm gỗ công nghiệp được chia ra những dòng cơ bản bao gồm:
Gỗ công nghiệp MFC
Gỗ công nghiệp MFC là chữ viết tắt của Melamine Face Chipboard hay còn gọi là ván gỗ dăm phủ Melamine. Đây là loại gỗ công nghiệp phổ biến có thành phần cấu tạo từ các cành cây, nhánh cây hoặc thân cây gỗ rừng trồng.
Gỗ công nghiệp MFC có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. Chúng được ứng dụng vào các sản phẩm nội thất như: bàn làm việc, tủ quần áo, …
Gỗ công nghiệp MDF
Gỗ công nghiệp MDF là chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard là sản phẩm gỗ được tạo thành từ các loại gỗ vụn, cành cây, nhánh cây sau đó được đưa vào máy nghiền nát, trộn cùng với keo + bột sợi gỗ (cellulo) + chất kết dính + parafin wax + chất bảo vệ gỗ, bột và sau đó ép trong các khuôn để thành ván gỗ.
Gỗ công nghiệp HDF
Gỗ công nghiệp HDF hay còn gọi là tấm ván ép HDF là sản phẩm gỗ công nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp nhất trong 3 loại gỗ công nghiệp hiện nay.
Bột gỗ được luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao sau đó sẽ được trộn thêm các chất phụ gia sau đó ép dưới áp suất cao và được định hình thành tấm ván ép có độ dày từ 6mm đến 24mm.
Các bề mặt gỗ công nghiệp hiện nay?
Một cách rất dễ dàng mà nhiều người vẫn sử dụng để nhận biết gỗ công nghiệp là gì đó chính là dựa trên bề mặt của chúng.
Hiện nay trên thị trường có 4 loại bề mặt được ưa chuộng hiện nay là:
Bề mặt Melamine
Bề mặt MelamineLà bề mặt nhựa tổng hợp với lớp Melamine được phủ bên ngoài ván gỗ. Độ dày của lớp này rất mỏng ước chừng 0.4 – 1 zem (1zem= 0,1mm)
Sau khi hoàn thiện các tấm gỗ Melamine có độ dày thông thường là 18mm và 25mm tùy theo yêu cầu của nhà sản xuất. Các tấm gỗ phủ Melamine thường được ứng dụng trong gỗ công nghiệp MFC.
Bề mặt Laminate
Bề mặt Laminate là bề mặt nhựa tổng hợp tương tự như Melamine tuy nhiên nó dày hơn Melamine nhiều. Độ dày của laminate từ 0.5 đến 1mm tùy từng loại, tuy nhiên các sản phẩm laminate phổ biến nhất vẫn sử dụng có độ dày là 0.7 hoặc 0.8mm.
Laminate là chất liệu thường được sử dụng trên bề mặt nổi bật của nội thất Fami, chúng thường xuất hiện trong nhiều dòng sản phẩm: Bàn giám đốc VIP, tủ tài liệu, vách ngăn…
Bề mặt Acrylic
Acrylic là bề mặt gỗ công nghiệp được tạo bởi nhóm nguyên liệu là nhựa dẻo có nguồn gốc từ các hợp chất như axit acrylic hoặc axit metacrylic. Acrylic thường được gọi với tên gọi khác là Mica hay gỗ bóng gương. Điều này xuất phát từ chính bề mặt bóng đều và óng ánh tự nhiên vốn có của nó.
Bề mặt Veneer
Veneer là gỗ tự nhiên sau khi khai thác, được cắt thành những lát dày từ 0.3mm > 0.6mm tùy theo yêu cầu của nhà sản xuất.
Hiện nay gỗ Veneer đang ngày càng được nhiều người dùng lựa chọn bởi giá thành phải chăng mà sản phẩm đẹp, bền bỉ và có khả năng chống nước tốt.
Có thể thấy, với thông tin bao quát về gỗ công nghiệp nêu trên, chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn có thể phần nào những thông tin và hiểu gỗ công nghiệp là gì?
Với từng dòng sản phẩm sẽ có ứng dụng và tính chất riêng vì vậy hãy cân nhắc thật kĩ trước khi lựa chọn nhé! Chúc bạn chọn được sản phẩm ưng ý!
Công Ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Vinapad Việt Nam
Factory: Mặt đường KCN Bình Phú, Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội
VP: Thôn Yên Lạc 1, Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội
Website: https://vinapad.com
Email: kinhdoanh@vinapad.com
Hotline: 091.468.2106