VINAPAD - Nhà thầu thi công nội thất khách sạn chuyên nghiệp

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

    Mục lục ( - )

  • 1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

  • 2. GCNQSDĐ trong xây dựng, kinh doanh khách sạn

  • 3. Những lưu ý khi sử dụng đất vào mục đích xây dựng khách sạn, kinh doanh

    • 3.1. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

    • 3.2. Chế độ sử dụng Đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

Khi nói đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), mọi người thường nghĩ ngay đến “sổ đỏ, sổ hồng”. Nhưng ít ai hiểu rõ về khái niệm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì? Luật nào quy định những điều khoản liên quan đến GCNQSDĐ và muốn xây dựng, kinh doanh khách sạn thì có cần GCNQSDĐ hay không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat-la-gi-04
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

Căn cứ pháp lý: Luật đất đai 2013

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính là Giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat-la-gi-05
Giấy chứng nhận

Theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 thì: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.

  • Là căn cứ hợp pháp thực hiện các quyền của người sử dụng đất
  • Là điều kiện để được bồi thường thiệt hại về đất và tài sản gắn liền với đất
  • Là căn cứ để xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

2. GCNQSDĐ trong xây dựng, kinh doanh khách sạn

Anh/chị đã hiểu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì.

Vậy muốn xây dựng khách sạn, sử dụng đất vào mục đích thương mại, kinh doanh có cần Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không? Câu trả lời là không, nhưng mỗi loại đất khác nhau sẽ được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật khác nhau

Sử dụng đất ổn định lâu dài:

  • Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng
  • Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng
  • Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê
giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat-la-gi-07
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì? Có thời hạn hay không?

Sử dụng đất có thời hạn:

  • Cá nhân, hộ gia đình thuê đất nông nghiệp: không quá 50 năm
  • Tổ chức để thực hiện các dự án đầu tư: Được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất
  • Đối với dự án kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp với cho thuê hoặc để cho thuê mua: Thời hạn giao đất cho chủ đầu tư được xác định theo thời hạn của dự án…

Trường hợp có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất ở sang đất kinh doanh, thương mại để xây dựng khách sạn:

  • Không phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
  • Không phải phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai tại văn phòng đăng kí đất đai
  • Khách sạn phải được xây dựng trên đất thương mại, dịch vụ theo quy định của pháp luật
  • khách sạn không được xây dựng trên đất thổ cư (đất ở)

Nếu không chủ đầu tư sẽ không đảm bảo về mặt pháp lí, gặp phải rất nhiều rủi ro không đáng có.

3. Những lưu ý khi sử dụng đất vào mục đích xây dựng khách sạn, kinh doanh

3.1. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

Điều 98. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat-la-gi-06
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì? Cấp cho hộ gia đình như thế nào?
  • GCNQSDĐ được cấp theo từng thửa đất
  • Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất: GCNQSDĐ phải ghi đầy đủ tên và cấp cho mỗi người 01 GCNQSDĐ
  • Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận GCNQSDĐ sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp  là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.
  • Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này

3.2. Chế độ sử dụng Đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

Điều 153. Đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

Đất thương mại, dịch vụ bao gồm đất xây dựng

  • Cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ
  • Và các công trình khác phục vụ cho kinh doanh, thương mại, dịch vụ.
  • giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat-la-gi-08
    Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì với tổ chức kinh doanh?

Việc sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp phải phù hợp với

  • Quy hoạch,
  • Kế hoạch sử dụng đất,
  • Quy hoạch xây dựng đô thị,
  • Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn

Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định về bảo vệ môi trường.

Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức:

  • Nhà nước cho thuê đất
  • Nhận chuyển quyền sử dụng đất
  • Thuê đất
  • Thuê lại đất
  • Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
  • Thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp anh/chị phần nào hiểu hơn về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì, và biết thêm thông tin để có kế hoạch xây dựng khách sạn, kinh doanh thương mại phù hợp nhất.

Cảm ơn anh/chị đã theo dõi!

>>> Xem thêm: Tiền Tip là gì?

Công Ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Vinapad Việt Nam

Factory: Mặt đường KCN Bình Phú, Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội

VP: Thôn Yên Lạc 1, Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội

Email: kinhdoanh@vinapad.com

Hotline: 091.468.2106

VINAPAD – CÙNG NHAU PHÁT