VINAPAD - Nhà thầu thi công nội thất khách sạn chuyên nghiệp

[Hướng dẫn] Chọn độ dày tấm gỗ công nghiệp phù hợp với mục đích

    Mục lục ( - )

  • 1. Gỗ công nghiệp là gì?

  • 2. Kích thước, độ dày tấm gỗ công nghiệp

    • 2.1. Độ dày tấm cốt gỗ

      • a. Gỗ ván dăm (OKAL / Particle board)

      • b. Độ dày tấm gỗ công nghiệp MDF

      • c. Gỗ HDF (High Density Fiberboard)

      • d. Gỗ dán (Plywood)

      • e. Gỗ nhựa

      • f. Gỗ ghép

    • 2.2. Độ dày các lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp

      • a. Bề mặt Malamine

      • b. Bề mặt Laminate

      • c. Bề mặt Veneer

      • d. Bề mặt nhựa Vinyl

Mỗi dòng gỗ sẽ có độ dày tấm gỗ công nghiệp khác nhau. Độ dày tấm gỗ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng, tính thẩm mỹ và độ tinh xảo của sản phẩm. Tùy theo đặc điểm, nhu cầu sử dụng mà anh/chị có thể thay đổi độ dày các tấm gỗ sao cho phù hợp.

Để giúp anh/chị có thể hiểu hơn về các sản phẩm gỗ công nghiệp, cũng như lựa chọn chính xác nhất chất liệu gỗ thích hợp, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Vinapad!

do-day-tam-go-cong-nghiep

1. Gỗ công nghiệp là gì?

Gỗ công nghiệp (nhân tạo) là các sản phẩm gỗ tái sinh bằng cách kết hợp các sợi (hoặc bột, dăm, veneer, ván,..) gỗ với các chất kết dính, hoặc các phương pháp định hình để tạo thành một tấm ván gỗ lớn.

Gỗ nhân tạo thường được làm từ nguyên liệu thừa, tận dụng, tái sinh ngọn, cành của gỗ tự nhiên để làm ra thành phẩm cuối cùng.

do-day-tam-go-cong-nghiep-1

>> Xem thêm: Gỗ công nghiệp là gì?

2. Kích thước, độ dày tấm gỗ công nghiệp

Tuy được chia thành nhiều loại khác nhau, song kích thước các tấm gỗ công nghiệ chuẩn được quy định chung, không thay đổi.

Kích thước ván công nghiệp tiêu chuẩn: 1220 x 2440mm

Ngoài ra, trên thị trượng hiện nay còn có thêm nhiều khổ ván gỗ lớn hơn:

  • 1530 x 2440mm
  • 1830 x 2440mm
  • 1830 x 4300mm

Tuy nhiên, độ dày các loại ván này không giống nhau. Mỗi loại vật liệu sẽ có những đặc trưng, cấu tạo và tính năng riêng. Bởi vậy đọ dày của chúng có thể thay đổi để phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế.

Dưới đây là các tiêu chuẩn độ dày tấm gỗ công nghiệp mà Vinapad đã tìm hiểu và tổng hợp lại để anh/chị tham khảo dễ dàng.

2.1. Độ dày tấm cốt gỗ

a. Gỗ ván dăm (OKAL / Particle board)

Cấu tạo: Được tạo thành từ gỗ tự nhiên, sau khi xay thành dăm được trộn với keo chuyên dụng, ép gia cường theo quy cách.

Đặc điểm cơ bản:

  • Loại gỗ công nghiệp này không co ngót, ít mối mọt, khả năng chịu lực vừa phải.
  • Độ phẳng, mịn của bề mặt khá cao.
  • Chia làm 02 loại: tiêu chuẩn và chống ẩm. Loại tiêu chuẩn dễ sứt mẻ các cạnh.

Độ dày thông dụng: 9 – 12 – 18 – 25 (mm)

do-day-tam-go-cong-nghiep-2
Các độ dày khác nhau của gỗ ván dăm (MFC).

b. Độ dày tấm gỗ công nghiệp MDF

Cấu tạo: Làm từ gỗ tự nhiên thường. Sau khi nghiền mịn thì đem trộn với keo chuyên dụng, ép gia cường theo quy cách.

Đặc điểm:

  • Không nứt, không co ngót, ít mối mọt.
  • Độ mềm tương đối, chịu lực yếu, dễ gia công.
  • Bề mặt có độ phẳng mịn cao.
  • Chia 02 loại: thường và chống ẩm (lõi xanh lá)

Độ dày: 3 – 4 – 5 – 6 – 9 – 12 – 15 – 17 – 18 – 20 – 25 (mm). Loại gỗ này có độ dày đa dạng, giúp anh/chị có nhiều lựa chọn hơn.

do-day-tam-go-cong-nghiep-4
Độ dày tấm công nghiệp MDF có thể thay đổi tùy theo yêu cầu thi công thực tế.

c. Gỗ HDF (High Density Fiberboard)

Cấu tạo: Gỗ tự nhiên -> Nghiền mịn -> Trộn keo chuyên dụng -> Ép với cường độ cao.

Đặc điểm:

  • Không nứt hay co ngót
  • Độ cứng cao, khả năng chịu lực tốt.
  • Có thể chịu nước, chịu nhiệt khá tốt

Độ dày tấm gỗ công nghiệp HDF: 3 – 6 – 9 -12 – 15 – 17 – 18 – 20 – 25 (mm).

do-day-tam-go-cong-nghiep-3

d. Gỗ dán (Plywood)

Cấu tạo: Loại gỗ này được tạo thành từ nhiều lớp gỗ mỏng (Veneer), ép chồng vuông góc bằng keo và nén với lực lớn.

Đặc điểm:

  • Không nứt, co ngót hay mối mọt.
  • Khả năng chịu lực cao
  • Bề mặt thường không phẳng, nhẵn
  • Chia làm loại dán thường và gỗ dạn chịu nước phủ film, keo

Độ dày tấm gỗ công nghiệp Plywood chuyên dụng: 3 – 5 – 6 – 8 – 10 – 12 – 15 – 18 – 20 – 25 (mm).

do-day-tam-go-cong-nghiep-5
Tấm Plywood với độ dày mỏng, loại thường không chịu nước chống ẩm.

e. Gỗ nhựa

Cấu tạo: Đây là một loại vật liệu làm từ bột nhựa PVC với một số chất phụ gia làm đầy có cốc cellulose hoặc vô cơ.

Đặc điểm:

  • Không mục nát, gãy vụn hay dăm
  • Ít cong vênh, độ co dãn thấp
  • Chống thấm, mối mọt và ăn mòn tốt
  • Thân thiện với môi trường, độ bền cao

Độ dày thông dụng: 5 – 9 – 12 – 18 (mm).

do-day-tam-go-cong-nghiep-6
Độ dày tấm gỗ công nghiệp của gỗ nhựa phải được lựa chọn sao cho phù hợp, có như vậy sản phẩm nội thất mới bền và đẹp.

f. Gỗ ghép

Cấu tạo: Gỗ ghép được tạo ra từ các thanh gỗ nhỏ (cao su, xoan đào, keo, trẩu,..). Các thanh này được ghép với nhau bằng các công nghệ hiện đại để tạo thành một tấm ván gỗ hoàn chỉnh.

Đặc điểm: Loại gỗ này có đặc điểm rất giống với gỗ tự nhiên, mang tới sự bền đẹp cho sản phẩm.

Độ dày sử dụng phổ biến: 12 – 18 (mm).

do-day-tam-go-cong-nghiep-7
Độ dày tấm gỗ công nghiệp ghép thanh thay đổi tùy theo loại sản phẩm nội thất mà anh/chị hướng đến.

2.2. Độ dày các lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp

a. Bề mặt Malamine

Cấu tạo: Melamine chịu nhiệt, cứng, có màu sắc và họa tiết phong phú; thường ép lên bề mặt gỗ MFC (ván dăm) hoặc MDF.

Đặc điểm:

  • Bề mặt chống xước, chịu nhiệt tốt
  • Dễ thi công, sử dụng cho công trình công cộng.
  • Chịu nước, chống ẩm kém. Khi tiếp xúc với nước dễ bị phồng.
  • Có thể phủ Melamine ở 01 hoặc cả 02 mặt của ván gỗ

Độ dày thông dụng: 0.4 ~ 1.0 (rem).

do-day-tam-go-cong-nghiep-8
Độ dày tấm gỗ công nghiệp phủ Melamine.

b. Bề mặt Laminate

Cấu tạo: Là bề mặt nhựa tổng hợp tương tự như Melamine nhưng chúng có độ dày lớn hơn nhiều lần.

Đặc điểm:

  • Sử dụng phủ bề mặt cho cốt gỗ ván dán (OKAL), ván mịn (MDF)
  • Có thể dán vào gỗ, uốn cong bằng công nghệ Postforming để tạo nên những đường cong duyên dáng
  • Màu sắc Laminate đa dạng, đồng đều
  • Có khả năng chống xước, chịu lực – nhiệt – nước tốt
  • Chống mối mọt và hóa chất
  • Giá thành khá cao

Độ dày:

  • Tùy theo từng loại, độ dày bề mặt tấm phủ Laminate có thể dao động từ 0.5 ~ 1.0 (mm)
  • Độ dày sử dụng thường thấy nhất: 0.7 ~ 0.8mm
do-day-tam-go-cong-nghiep-9
Độ dày tấm gỗ công nghiệp Laminate phủ bề mặt dày hơn nhiều so với phủ Melamine.

c. Bề mặt Veneer

Cấu tạo: Veneer là gỗ tự nhiên được bóc thành các lớp mỏng 0.3 ~ 1.0mm. Chúng được sử dụng để ép lên bề mặt gỗ dán Plywood.

Đặc điểm:

  • Bề mặt gỗ mỏng, đẹp, vân gỗ rất thật do được lạng mỏng từ gỗ tự nhiên.
  • Độ cứng phụ thuộc vào việc xử lý PU bề mặt
  • Dễ gia công, ứng dụng cho các sản phẩm nội thất hoặc công trình yêu cầu độ khó cao
  • Dễ trầy xước, bong tróc do Veneer chỉ là một lớp gỗ rất mỏng

Độ dày tấm gỗ công nghiệp Veneer: 

Các tấm ép sẵn có độ dày 3mm. Tuy nhiên, anh/chị có thể đặt hàng để thay đổi độ dày này tùy theo nhu cầu.

do-day-tam-go-cong-nghiep-10
Veneer mang tới vẻ đẹp tự nhiên nhất cho các sản phẩm nội thất.

d. Bề mặt nhựa Vinyl

Cấu tạo: Bề mặt nhựa tổng hợp đặc biệt với kết cấu từ PVC và lớp bao phủ.

Đặc điểm:

  • Ổn định, tạo độ cứng bề mặt
  • Chống xước, va đập, chống phai màu và bám bụi
  • Khả năng chống ẩm, chịu nước tốt
  • Bề mặt dễ lau chùi, kháng khuẩn
  • Bề mặt mỏng nên dễ trầy xước, bong tróc

Độ dày thông dụng: 0.12 – 0.18 – 0.2 (mm)

do-day-tam-go-cong-nghiep-11
Cấu tạo bề mặt nhựa Vinyl cho sàn.

Vậy là chúng tôi vừa cung cấp tới anh/chị những thông tin cơ bản nhất về độ dày tấm gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong xây dựng. Hy vọng Vinapad mang đến cho anh/chị những kiến thức bổ ích nhất!

Cảm ơn đã theo dõi bài viết!

Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Vinapad

Factory: Mặt đường KCN Bình Phú, Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội

VP: Thôn Yên Lạc 1, Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội

Website: https://vinapad.com

Email: kinhdoanh@vinapad.com

Hotline: 091.468.2106

https://twitter.com/HMA_Agency

https://www.pinterest.com/hmaagency/

HMA Agency – Đơn vị cung cấp marketing thuê ngoài chất lượng uy tín

Dịch vụ phòng Marketing thuê ngoài HMA Agency có gì đặc biệt?