Đầu tư khách sạn hiệu quả và 8 yếu tố cần chuẩn bị kỹ lưỡng
1. Vốn đầu tư
2. Thời gian thu hồi vốn khi đầu tư khách sạn
3. Địa điểm kinh doanh
4. Nghiên cứu thị trường
5. Xin giấy phép hoạt động kinh doanh khách sạn
6. Thời gian thi công và hoàn thiện
7. Xác định được lượng nhân viên, phát triển đội ngũ nhân sự
8. Website khách sạn
Mục lục ( - )
Với sự bùng nổ của ngành du lịch, kéo theo rất nhiều khách sạn mọc lên tầng tầng lớp lớp. Tuy nhiên, nếu không trang bị kiến thức đầy đủ về đầu tư khách sạn. Bạn sẽ rất khó trụ vững trong ngành.
Đầu tư khách sạn hiệu quả và 8 yếu tố cần chuẩn bị kỹ lưỡng
1. Vốn đầu tư
Khi bắt đầu kinh doanh hay làm một cái gì đó thì điều đầu tiên cần nghĩ đến là vốn đầu tư ban đầu. Bởi vì đó là điều kiện tiên quyết cho hoạt động kinh doanh khách sạn, hơn nữa đầu tư vào khách sạn có quy mô thì chắc chắn cần một lượng vốn không hề nhỏ. Loại hình này cần nhiều kinh phí từ thuê địa điểm, đầu tư xây dựng, chi phí cơ sở vật chất, … Để xây dựng khách sạn mang tầm cỡ quy mô. Bạn cần cân nhắc đầu tiên các loại chi phí sau:
- Chi phí thuê địa điểm: khách sạn xây dựng ở vị trí đẹp, giao thông thuận tiện, khả năng thu hút khách hàng cao thì tất nhiên chi phí phải trả sẽ rất lớn. Còn nếu thuê ở vị trí trong hẻm, vắng vẻ thì chi phí không cao nhưng cơ hội kinh doanh không nhiều.
- Chi phí xây dựng khách sạn: Nên đầu tư khách sạn 5 sao hay chỉ khách sạn mini, điều đó cũng là một câu hỏi rất lớn cần trả lời. Anh/ Chị cần cân nhắc về mức trần kinh phí để quyết định xây dựng khách sạn dạng nào để vừa phù hợp với kinh tế mà cơ hội kinh doanh cao.
- Chi phí trang trí nội thất: kiến trúc và nội thất khách sạn cũng ngốn một phần chi phí rất lớn. Thiết kế sang trọng, hiện đại hay cổ điển, đơn giản, tất cả đều cần tiền. Hãy thiết kế thật phù hợp với địa điểm khách sạn, phong cách mà khách sạn hướng đến để tiết kiệm chi phí nhất.
- Chi phí duy trì hoạt động: Khi khách sạn đã đi vào hoạt động, cần phải đổ một số vốn lớn để cho quá trình kinh doanh đi vào khuôn khổ. Trả lương cho nhân viên, chi phí quản lý, tiền điện nước cũng làm chủ khách sạn khốn khổ trong vài tháng kinh doanh đầu tiên. Ngoài ra, vài tháng đầu, doanh thu sẽ ít, chi phí không bù đắp lợi nhuận khiến nhiều người thực sự muốn bỏ cuộc
2. Thời gian thu hồi vốn khi đầu tư khách sạn
Gần như 90% các chủ khách sạn khi xây dựng đều phải vay một khoản tiền lớn từ ngân hàng và phải chịu một khoản lãi khổng lồ mỗi tháng. Bên cạnh đó, lợi nhuận thu được mấy tháng đầu rất nhỏ gây ra áp lực rất lớn cho chủ đầu tư. Chính vì vậy, anh/ chị cần chuẩn bị đầy đủ tinh thần để đối mặt với áp lực nợ ngay từ khi có ý định đầu tư vào khách sạn. Một khách sạn tầm trung có thời gian thu hồi vốn vào khoảng 10 năm. Đây thực sự là 1 khoảng thời gian rất dài và làm nản lòng rất nhiều nhà đầu tư.
3. Địa điểm kinh doanh
Địa điểm là một trong những yếu tố quyết định đến thành công trong khi bạn muốn đầu tư khách sạn để kinh doanh. Với một địa điểm có nhiều khách du lịch qua lại hay ở nằm trung tâm khu vực đông đúc, có nhiều hoạt động thương mại, thường xuyên tổ chức các sự kiện quốc tế,… Đó là những yếu tố quyết định lượng khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ, khách sạn. Hơn nữa địa điểm là một trong những yếu tố lựa chọn đối tượng khách hàng mà khách sạn anh/ chị hướng tới. Chính vì vậy cần cân nhắc, tìm hiểu kỹ càng trước khi đưa ra lựa chọn.
4. Nghiên cứu thị trường
Để có thể kinh doanh hiệu quả ngành này, anh/ chị cần nghiên cứu, xem tài liệu, cập nhật thông tin thị trường hằng ngày,…ở thị trường trong nước, quốc tế, cũng như địa điểm đang có ý định xây dựng.
Cần làm rõ những vấn đề ngay từ khi mới bắt đầu xây dựng ý tưởng đầu tư xây nhà nghỉ, khách sạn:
- Nhóm khách hàng của khách sạn bạn hướng tới là ai?
- Nhóm khách hàng đó có thường xuyên lui tới khu vực khách sạn mà bạn xây dựng hay không? Và có thường xuyên thì vào thời điểm nào?
- Phong cách khách sạn mà chủ đầu tư hướng tới?
- Vật tư, cơ sở vật chất cho nhóm đối tượng khách hàng đó nên như thế nào?
- Đầu tư khách sạn nên tính toán kỹ giá thành định mức nên theo chi phí đặt ra hay theo đối thủ cạnh tranh?
5. Xin giấy phép hoạt động kinh doanh khách sạn
Giấy phép hoạt động là một trong những điều kiện kinh doanh khách sạn đầu tiên cần tìm hiểu để đáp ứng quy chuẩn pháp luật. Kể cả đầu tư khách sạn mini hay khách sạn có quy mô lớn, công đoạn xin giấy phép đều không thể bỏ qua. Vậy để hoàn thiện thủ tục xin giấp phép hoạt động kinh doanh khách sạn cần qua các bước nào?
- Đơn đề nghị đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề khách sạn
- Bản vẽ sơ đồ tổng thể các phòng
- Bảng đánh giá điểm khách sạn tự đánh giá theo mẫu
- Danh sách quản lý và nhân viên
- Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự
- Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
- Giấy cam kết bảo vệ môi trường khi đầu tư khách sạn
6. Thời gian thi công và hoàn thiện
Việc xây dựng khách sạn cần nhiều giai đoạn, từ lên ý tưởng cho đến huy động vốn đầu tư, chọn địa điểm,.., mới đến khâu thi công và hoàn thiện. Chính vì vậy không thể lơ là trong việc lựa chọn đơn vị thi công, thời gian khởi công sao cho trong quá trình xây dựng tránh được những rủi ro, hạn chế của thiên tai, bão, lũ lụt,…Mặt khác cần chọn những đơn vị thi công uy tín, đảm bảo đúng tiến độ dự án đồng thời hạn chế những rủi ro trong khi xây dựng, đầu tư khách sạn.
>>>>Xem thêm: NỘI THẤT KHÁCH SẠN: 10 Mẫu đã thi công + Báo giá + Sự khác biệt
7. Xác định được lượng nhân viên, phát triển đội ngũ nhân sự
Để phát triển kinh doanh và đạt được doanh thu tốt nhất, các chủ đầu tư cần ước lượng được chính xác số lượng nhân viên cần cho từng bộ phận là bao nhiêu, để tiến tới tuyển dụng đáp ứng nhu cầu khách sạn. Trong đó các vị trí cần tuyển dụng đó là:
- Quản lý khách sạn
- Lễ tân
- Nhân viên buồng phòng
- Nhân viên sales và marketing
- Bảo vệ
Mặt khác để đi vào hoạt động khách sạn quy củ ngay sau khi hoàn thành thì chủ đầu tư khách sạn cần tuyển dụng trước đó ít nhất 2 tháng để đảm bảo hoạt động khách sạn không bị gián đoạn. Hơn nữa để khách sạn trở thành chuyên nghiệp ngay từ đầu thì cần sự góp mặt không nhỏ của đội ngũ nhân viên phục vụ. Vì vậy cần đầu tư và huấn luyện đội ngũ nhân sự thật kỹ càng ngay từ ban đầu.
8. Website khách sạn
Để xây dựng thương hiệu, quảng bá, marketing khách sạn đến với nhiều khách hàng thì việc có một trang web chuyên nghiệp là điều không thể thiếu cho bước đầu đầu tư khách sạn. Đây sẽ là nơi lưu trữ mọi thông tin về khách sạn, nơi tạo niềm tin cho khách hàng và cũng là kênh Digital duy nhất mà bạn làm chủ hoàn toàn. Các kênh khác như OTA, Facebook, Google,… đều vẫn phải phụ thuộc 1 phần vào họ. Anh/ chị sẽ ở thế bị động ngay khi các đối tác này thay đổi chính sách bất lợi với mình.
Trên đây là tổng hợp khá đầy đủ về thông tin, kiến thức để chuẩn bị bước vào xây dựng kinh doanh khách sạn. Kinh doanh khách sạn không dễ. Nhưng nếu anh/ chị có cái nhìn đúng đắn và có sự chuẩn bị đầy đủ, kế hoạch đầu tư khách sạn chi tiết thì nhất định thành công sẽ tới với anh/ chị.
Công Ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Vinapad Việt Nam
Factory: Mặt đường KCN Bình Phú, Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội
VP: Thôn Yên Lạc 1, Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội
Email: kinhdoanh@vinapad.com
Hotline: 091.468.2106
VINAPAD – CÙNG NHAU PHÁT