VINAPAD - Nhà thầu thi công nội thất khách sạn chuyên nghiệp

Cấu tạo trần thạch cao – Chức năng, đặc điểm của các bộ phận, vật liệu cấu thành

    Mục lục ( - )

  • 1. Cấu tạo trần thạch cao

    • 2. Đặc điểm các bộ phận cấu tạo trần thạch cao

      • 2.1. Khung xương thạch cao

      • 2.2. Tấm trần thạch cao

      • 2.3. Lớp sơn bả matit

      • 2.4. Các vật liệu phụ liên quan

Trần thạch cao ứng dụng linh hoạt, kiểu dáng đa dạng, nhiều tính năng tốt (chống ẩm, cách âm,..) nên ngày càng được sử dụng rộng rãi. Liệu, anh/chị có thật sự hiểu về cấu tạo trần thạch cao hay không? Để hiểu sâu hơn về loại vật liệu này, hãy dành vài phút cùng Vinapad đọc bài viết dưới đây!

cau-tao-tran-thach-cao-4
Trần thạch cao có tính linh động cao đang được sử dụng trong rất nhiều công trình.

1. Cấu tạo trần thạch cao

Trần thạch cao là kết cấu tổ hợp của các lớp vật liệu bao gồm:

  • Khung xương thạch cao
  • Tấm thạch cao
  • Sơn bả
  • Các vật liệu phụ liên quan (keo, chất dính chuyên dụng,..)
cau-tao-tran-thach-cao
Phối cảnh trần thạch cao với hệ thống khung xương chắc chắn.
>> Xem thêm: Các loại thạch cao phổ biến nhất trong thi công

2. Đặc điểm các bộ phận cấu tạo trần thạch cao

Mỗi lớp vật liệu của trần thạch cao đều có đặc điểm và chức năng riêng. Việc nắm rõ các đặc điểm, chức năng của chúng sẽ dễ dàng hơn cho anh/chị khi lựa chọn lắp đặt, cũng như kiểm tra và nghiệm thu công trình.

2.1. Khung xương thạch cao

Khung xương có tác dụng quan trọng trong việc mang đến kết cấu vững chắc để treo toàn bộ hệ thống trần lên sàn bê tông cốt thép. Hoặc kết cấu mái của căn nhà thông qua các ty treo.

Khung xương thạch cao bao gồm thanh chính, thanh phụ, thanh treo và viền tường. Các bộ phận của khung treo phải được kết hợp chặt chẽ với nhau.

Cấu tạo trần thạch cao quan trọng nhất là khung xương, anh/chị hãy đảm bảo chúng được ráp nối đúng kỹ thuật.

cau-tao-tran-thach-cao-1
Khung xương trần thạch cao với các thanh chính, phụ, vách tường,.. tạo nên một hệ khung vững chắc.
>> Xem thêm: Tiêu chuẩn khung xương trần thạch cao

2.2. Tấm trần thạch cao

Đây là vật liệu xây dựng được dùng làm trần phổ biến nhất trong kiến trúc hiện đại. Tấm trần thạch cao có đặc điểm khô ráo, sạch sẽ, chống nước, chống thấm, chống nhiệt, hiệu quả cách âm cao và rất bền đẹp.

Tấm trần thạch cao có tác dụng tạo mặt phẳng cho trần nhà. Nó được liên kết trực tiếp với bộ khung xương thông qua ốc vít chuyên dụng.

Cấu tạo trần thạch cao ngoài yêu cầu về mặt chất lượng, còn yêu cầu về tình thẩm mỹ. Anh/chị có thể tham khảo rất nhiều mẫu tấm thạch cao để chọn ra kiểu phù hợp nhất.

cau-tao-tran-thach-cao-2
Mẫu tấm trần thạch cao đẹp.

2.3. Lớp sơn bả matit

Đây là công đoạn thẩm mỹ trong bước cuối cùng khi thi công trần thạch cao. Hoàn thiện bước này trần thạch cao của ngôi nhà mới có thể sở hữu diện mạo xuất sắc, hoàn hảo.

Sơn bả matit được coi là điều kiện cần và đủ mang tính quyết định trực tiếp đến tính thẩm mỹ của các công trình. Đặc điểm sơn matit ở trần thạch cao là sự cầu kỳ, tỉ mỉ để tạo ra độ nhẵn mịn đều màu cho bề mặt trần.

cau-tao-tran-thach-cao-3
Trong cấu tạo trần thạch cao, sơn bả matit là vật liệu không thể thiếu để tạo nên độ bền, đẹp.

2.4. Các vật liệu phụ liên quan

Các vật liệu này có tác dụng tạo độ kết dính, liên kết giữa các bộ phận tạo nên sự vững chắc cho công trình.

cau-tao-tran-thach-cao-5
Băng lưới thủy tinh sử dụng trong các mối nối thạch cao và vết nứt.

Vậy là Vinapad vừa cung cấp tới anh/chị những kiến thức cơ bản nhất về cấu tạo trần thạch cao. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho anh/chị.

Cảm ơn đã theo dõi bài viết!

Công Ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Vinapad Việt Nam

Factory: Mặt đường KCN Bình Phú, Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội

VP: Thôn Yên Lạc 1, Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội

Website: https://vinapad.com

Email: kinhdoanh@vinapad.com

Hotline: 091.468.2106

https://twitter.com/HMA_Agency

https://www.pinterest.com/hmaagency/

HMA Agency – Đơn vị cung cấp marketing thuê ngoài chất lượng uy tín

Dịch vụ phòng Marketing thuê ngoài HMA Agency có gì đặc biệt?