VINAPAD - Nhà thầu thi công nội thất khách sạn chuyên nghiệp

Cashier là gì? Vai trò của cashier trong hoạt động khách sạn

    Mục lục ( - )

  • Vậy Cashier là gì?

  • Những yếu tố cần có của người thu ngân là gì?

  • Trong mảng khách sạn, công việc thu ngân là gì?

  • Các công việc khác mà Cashier khách sạn cần làm

Không ít người còn thắc mắc Cashier là gì? Trong khi thuật ngữ này lại là tên một công việc rất quen thuộc trong xã hội. Với ngành kinh doanh khách sạn, nhà hàng, Cashier đóng vai trò không thể thiếu. Qua những chia sẻ từ Nhà thầu Vinapad dưới đây, bạn sẽ có cái nhìn cụ thể về công việc này.

Vậy Cashier là gì?

Cashier là từ tiếng Anh để chỉ nhân viên thu ngân thường làm việc trong các khách sạn, nhà hàng hoặc các địa điểm kinh doanh khác như: siêu thị, rạp chiếu phim, cửa hàng bán lẻ… Nhiệm vụ chính của cashier là xử lý các giao dịch thanh toán của khách.

thu-ngan-la-gi
Bộ phận đảm nhận xử lý các giao dịch thanh toán của khách

Tại các khách sạn, vai trò của người cashier rất quan trọng. Vị trí này làm việc tại bộ phận lễ tân, các outlet F&B, các bộ phận giải trí… trong khách sạn hay các nhà hàng.

Nhân viên thu ngân tại khách sạn, nhà hàng thường làm việc theo ca. Không chỉ có việc thu tiền, các công việc mà vị trí Cashier cần đảm nhận bao gồm: thu tiền từ khách, kiểm tra tiền thừa, in hóa đơn, chuẩn bị chi phí chi tiêu hàng ngày và báo cáo doanh số cho cấp trên.

Những yếu tố cần có của người thu ngân là gì?

Tinh thần trách nhiệm: Đây là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất mà mỗi cashier cần có. Làm việc có trách nhiệm sẽ giúp công việc thu ngân chính xác, nhanh chóng hơn, đảm bảo hoàn thành mọi phần việc và không làm khách phật ý.

Sự trung thực: tiếp xúc nhiều với tiền từ khách đòi hỏi nhân viên thu ngân phải là người trung thực, có đạo đức nghề nghiệp.

Cẩn thận, chu đáo: Một chút sai sót có thể gây thất thoát cho khách sạn và tệ hơn nhân viên thu ngân có thể bị phạt hoặc bồi thường.

Nhanh nhẹn, chính xác, ghi nhớ tốt: Thường Cashier phải tiếp xúc và xử lý thanh toán với nhiều khách một lúc nên cần làm việc nhanh gọn. Sự chính xác và nhớ tốt cần thiết để không nhầm lẫn khi tính toán tiền bạc.

Thành thạo nghiệp vụ kế toán, tin học văn phòng: không chỉ dùng tiền mặt, khách còn dùng các công cụ thanh toán hiện đại khác như: thanh toán qua thẻ tín dụng, mã QR code…đòi hỏi nhân viên thu ngân phải nắm được công nghệ. Nhân viên thu ngân phải biết sử dụng máy tính với trình độ tin học cơ bản. Ngoài ra, do hiện nay hầu hết các khách sạn đã chuyển sang sử dụng các phần mềm quản lý khách sạn nên nhân viên thu ngân cũng cần học cách sử dụng các phần mềm này.

Khả năng bao quát: Đây cũng là một lợi thế, thậm chí là yêu cầu của nhiều khách sạn đối với nhân viên thu ngân.

Chịu được áp lực: Vào mùa cao điểm đông khách, thu ngân thường có khối lượng công việc có thể tăng gấp nhiều lần. Vì vậy việc chịu áp lực tốt rất cần thiết đối với vị trí Cashier.

Có ngoại hình sáng, giao tiếp tốt: Cashier thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nên ngoại hình cũng là một yếu tố quan trọng cần có. Giao tiếp tốt sẽ khiến khách hàng hài lòng và quay lại khách sạn lần sau.

Trong mảng khách sạn, công việc thu ngân là gì?

Công việc của thu ngân trong khách sạn được chia theo trình tự thời gian trong ca làm việc. Trước hết, phần việc ở đầu ca làm bao gồm:

– Kiểm tra toàn bộ giấy tờ, thiết bị ở khu vực quầy thu ngân: Sổ giao ban, các máy móc, thiết bị phục vụ công việc có hoạt động tốt không.

– Kiểm tra số lượng các biểu mẫu cần sử dụng cho ca làm việc, nếu thiếu cần chủ động yêu cầu bổ sung.

– Xem xét và chuẩn bị tiền lẻ trả lại khách, đảm bảo đủ định mức phục vụ cho ca làm việc.

– Kiểm tra các hóa đơn giá trị gia tăng của ca làm việc trước.

cong-viec-thu-ngan-la-gi
Công việc của thu ngân trong các khách sạn

Phần việc chính của thu ngân: Thanh toán cho khách sẽ bao gồm các việc cụ thể như:

– Tiếp nhận order từ nhân viên phục vụ và nhập thông tin các dịch vụ khách sử dụng vào phần mềm quản lý.

– Đảm bảo chính xác thông tin hóa đơn trên phần mềm rồi in hóa đơn cho khách. Nếu có Voucher giảm giá, Coupon hay thẻ VIP thì tính cho khách.

– Nhận tiền thanh toán từ khách hoặc nhân viên phục vụ. Kiểm tra lại và thông báo rõ số tiền đã nhận và trả lại tiền thừa

– Phân loại tiền theo từng mệnh giá rồi cất vào tủ. Khi đưa lại tiền thừa cho khách nên xếp tiền theo thứ tự mệnh giá nhỏ dần và xòe thành hình quạt để khách dễ kiểm tra.

– Khi khách trả phí qua thẻ tín dụng, Cashier phải kiểm tra số thẻ, chữ ký thẻ và cà thẻ để thanh toán cho khách.

– Theo dõi và ghi chép số lượng hóa đơn đã xuất trong ca làm việc vào sổ theo dõi.

Phần công việc cuối ca làm:

– Kiểm tra và đếm số tiền thu được vào cuối ca làm việc, tiến hành bàn giao tiền cho người nhận hoặc nhân viên của ca tiếp theo.

– Lập báo cáo doanh thu theo ca làm việc.

– In các giao dịch thẻ, chứng từ phí đặt cọc, báo cáo ca.

– Ghi lại những trở ngại, lưu ý vào sổ giao ban để nhân viên ca sau nắm rõ.

– Sắp xếp chứng từ theo trình tự.

Các công việc khác mà Cashier khách sạn cần làm

nhan-vien-cashier
Những phần việc thêm mà một Cashier cần phải biết

Ngoài những phần việc cố định nói trên, một Cashier tại khách sạn cũng phải làm những công việc khác như:

– Thực hiện vệ sinh hàng ngày khu vực quầy thu ngân, các máy móc, thiết bị phục vụ công việc.

– Nếu khách hàng yêu cầu, Cashier phải đổi tiền mặt cho khách.

– Phối hợp với nhân viên phục vụ khi vào giờ cao điểm, giúp quan sát khách, đảm bảo khách đã thanh toán trước khi rời khách sạn.

– Phối hợp với các bộ phận khác giải quyết các tình huống bất ngờ phát sinh trong ca làm việc.

Có thể bạn quan tâm:

Như vậy, Cashier là công việc khá bận rộn và có những yêu cầu nhất định. Tuy nhiên, công việc này vẫn rất hấp dẫn và được chú trọng tại mỗi khách sạn.