VINAPAD - Nhà thầu thi công nội thất khách sạn chuyên nghiệp

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống khoa học, phong thủy

    Mục lục ( - )

  • Đặc điểm chung của cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống

  • Tư vấn cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống một cách hợp lý và khoa học

    • Bố trí nhà vệ sinh với nhà ống khoa học

    • Có thể thiết kế WC dưới gầm cầu thang không?

    • Những lưu ý khi bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống 

Là một trong những loại hình nhà ở phổ biến nhất hiện nay. Nhà ống có đặc thù riêng với thiết kế chạy dọc, chiều dài tương đối lớn, trong khi đó chiều rộng lại tương đối hạn chế. Chính vì vậy, nhiều gia đình thường tính tới giải pháp là thực hiện cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống để đảm bảo sự thuận tiện trong sinh hoạt. Vậy, nên bố trí các khu vực này trong nhà ống như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về điều này trong thông tin bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm chung của cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống

Với những không gian rộng lớn như biệt thự hay căn hộ cao cấp, các nhà ống thường có diện tích không quá lớn và chạy dài theo chữ I. Như vậy, sự sắp xếp các khu vực trong một ngôi nhà cũng có những đặc thù riêng. Thông thường, cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống cơ bản đó sẽ là việc gia chủ tận dụng vị trí còn trống để tạo dựng khu vực này. Đặc điểm lớn nhất của các WC tại nhà ống sẽ tiêu biểu với những tiêu chí sau:

cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống cần đảm bảo sự thuận tiện.

– Diện tích nhà vệ sinh hợp lí: diện tích của WC thường không quá lớn (khoảng dưới 3m2). Tùy vào diện tích mặt sàn của từng gia đình hoặc nhu cầu sử dụng của từng thành viên mà có thể cân nhắc tạo khu vực nhà vệ sinh hợp lý.

– Với trường hợp nhà WC rộng hơn có thể bố trí thêm bồn tắm ngồi hoặc bồn tắm nằm. Ngoài ra, lưu ý không nên làm vách ngăn cố định giữa các khu vực bởi chúng có thể gây nên cảm giác chật chội.

– Cấu trúc nhà vệ sinh với nhà ống thường bao gồm 3 khu vực: bồn cầu, lavabo và khu tắm đứng. Để có thể bố trí nhà vệ sinh trong nhà ông tạo cảm giác thoải mái cần chú ý đến khoảng cách phân biệt giữa không gian khô và ướt. Trong đó, khu vực khô lắp đặt bồn cầu và lavabo thường cần có sự khô ráo. Chúng cần phân biệt với khu vực tắm để tạo cảm giác sạch sẽ, không bị nhầy nhụa, ẩm thấp.

Tư vấn cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống một cách hợp lý và khoa học

Để có được cách bố trí nhà vệ sinh nhà ống khoa học và hợp lý vốn không hề đơn giản. Bởi với không gian tương đối hẹp lại chạy dài, việc đặt nhà vệ sinh ở đâu vừa tạo nên sự thuận tiện trong sử dụng đồng thời đảm bảo yếu tố về phong thủy là rất quan trọng. Một vài những gợi ý dưới đây là cơ sở để bạn tham khảo.

Để bố trí nhà WC trong không gian nhà ông cần lưu ý tới yếu tố phong thủy.

Bố trí nhà vệ sinh với nhà ống khoa học

Do diện tích mặt sàn tường đối hạn hẹp. Các không gian nhà ống thường lựa chọn chồng tầng với 2 hoặc 3 hoặc nhiều hơn. Khi đó, thiết kế nhà vệ sinh đặt đồng trục thẳng đứng để dễ dàng tạo dựng đường ống cấp thoát nước. Nói cách khác các khu vực nhà vệ sinh sẽ được đặt xếp chồng nhau theo phương thẳng đứng.

Vị trí WC đặt tại cuối nhà là hợp lý nhất.

Về cơ bản, nếu có thể đặt nhà vệ sinh với nhà ống như vậy là hợp lý nhất. Tuy nhiên, thiết kế này cũng có thể thay đổi dựa theo nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình. Khi đó, mỗi khu vực tầng có thể có một hay một vài WC tùy theo sự tính toán của gia chủ.

Vị trí lý tưởng nhất khi đặt nhà vệ sinh trong nhà ống đó chính là khu vực cuối nhà. Khi đặt WC tại đây sẽ giúp các khí uế không phát tán ra diện rộng. Mặc khác, việc thực hiện cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống cũng sẽ giúp chúng tránh được các đối chiếu trực diện với phòng ngủ, phòng khách hay phòng bếp.

Có thể thiết kế WC dưới gầm cầu thang không?

Với đặc thù nhà ống xếp chồng, nhiều gia đình thường tận dụng khu vực gầm cầu thang trống để đặt nhà vệ sinh. Tuy nhiên, cách bố trí này không phải là gợi ý lý tưởng về mặt phong thủy.

 cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
WC đặt tại gầm cầu thang không mang tới ý nghĩa phong thủy tốt lành.

Theo các chuyên gia, cách bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang phạm phải rất nhiều đại kỵ. Cụ thể, gầm cầu thang vốn là khu vực ẩm thấp và tăm tối. Nơi đây tích tụ nhiều âm khí, kị khí. Do đó, nếu đặt thêm nhà vệ sinh tại đây càng khiến khí âm phát triển mạnh. Như vậy, trong gia đình, khi âm quá thịnh, dương suy thực sự mất cân bằng.

Những gia đình khi đặt WC ngay dưới gầm cầu thang thường ảnh hưởng lớn về sức khỏe, công danh không thuận lợi, tiêu tán tài sản.

Những lưu ý khi bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống 

Để có được cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp lý. Bạn cũng nên lưu ý đến một vài yếu tố khác như sau:

 cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
Cần lưu ý về hướng đặt WC trong nhà ống.

–         Nhà vệ sinh không đặt ở trung tâm của nhà phố.

–         Cần tránh hướng Tây Nam, Đông Bắc hoặc Nam. Bởi đây là những hướng không tốt để đặt nhà vệ sinh.

–         Không thiết kế chồng tầng với phòng ngủ nằm trên nhà vệ sinh.

–         Không nên cải tạo nhà vệ sinh cũ thành phòng ngủ bởi nơi này vốn chưa nguồn âm khí lớn.

–         Tránh đặt nhà vệ sinh cạnh hoặc đối diện với phòng thờ

Hi vọng với những thông tin về cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống Vinapad cung cấp trên sẽ mang lại cho bạn nhiều tham khảo hữu ích. Hãy áp dụng để sắp đặt nhà vệ sinh hợp lý, tạo phong thủy tốt cho ngôi nhà bạn!