Các loại trần thạch cao
Các loại trần thạch cao phân theo chức năng
Trần thạch cao theo cấu tạo
Các kiểu trần thạch cao phân theo phong cách
Mục lục ( - )
Anh/chị có biết trần thạch cao có bao nhiêu loại? Các loại trần thạch cao được phân loại như thế nào và chúng có ưu nhược điểm riêng gì? Nếu chưa thì anh/chị hãy theo dõi bài viết này để có thể tìm được những câu trả lời mong muốn.
Trong xây dựng hiện đại, các kiểu trần thạch cao ngày càng được yêu chuộng và ứng dụng rộng rãi bởi những tính năng ưu việt như nhẹ, có khả năng chống ẩm, chống cháy tốt, cách âm hiểu quả… Bên cạnh đó, sự đa dạng về mẫu mã cũng khiến trần thạch cao ngày càng được lòng khách hàng.
Các loại trần thạch cao
Trần thạch cao rất đa dạng về chủng loại với hàng trăm loại vật liệu khác nhau. Và ứng dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Vì vậy để phân loại trần thạch cao, người ta thường phân theo các yếu tố sau:
Các loại trần thạch cao phân theo chức năng
Nếu dựa vào chức năng của trần thạch cao, có thể phân loại chúng thành các kiểu trần thạch cao cơ bản sau đây:
- Trần thạch cao cách âm: Là loại trần gồm 3 phần chính gồm khung xương, tấm thạch cao và bông thủy tinh. Nó có tác dụng hạn chế tiếng ồn, những âm thanh vang có cường độ mạnh thông qua lớp vật liệu mang tính cách âm.
- Trần thạch cao chống cháy: Là loại trần được làm từ bột thạch cao trộn với thủy tinh. Nhờ đó làm giảm tỷ lệ dẫn nhiệt giúp chúng không hấp thụ độ nóng, đồng thời hạn chế thất thoát nhiệt ra ngoài. Nó có khả năng chịu lửa trực tiếp khá cao, và tùy vào việc lắp đặt chúng có thể chịu lửa đến 2 giờ.
- Trần thạch cao chống ẩm: Là loại trần có bề mặt chịu được một lớp sơn chống thấm, tiếp đến là 2 lớp thủy tinh ở mặt trước và mặt sau. Đặc biệt do phần lõi có kết cấu chống thấm tối ưu, nên loại vật liệu này có khả năng chống ẩm, nấm mốc gần như hoàn hảo.
Trần thạch cao theo cấu tạo
Dựa theo cấu tạo để chia thành các loại trần thạch cao như sau:
- Trần nổi: Là loại trần mà khi thi công các tấm đã được định hình sắn, tấm trần được thả vào các ô đã định trước. Loại trần này khá dễ để tháo lắp khi sửa chữa tuy nhiên tính thẩm mỹ lại không cao.
- Trần chìm: Là loại trần có ưu điểm về tính thẩm mỹ, chúng rất được ưa chuộng trong các thiết kế nhà ở hoặc các công trình đòi hỏi tính thẩm mỹ. Trong trần chìm lại bao gồm hai loại đó là trần thạch cao phẳng và trần thạch cao giật cấp.
Các kiểu trần thạch cao phân theo phong cách
Cách phân loại này được hình thành từ chính những nhu cầu, đòi hỏi của người sử dụng, và được dựa trên những họa tiết, vật dụng trang trí của không gian. Cụ thể như sau:
- Trần thạch cao cổ điển: Là loại trần sử dụng các họa tiết trang trí cầu kỳ nhất, cụ thể đó là mái vòm, góc trang trí trần tường hoa văn, chỉ nẹp hoa văn, phào chỉ hoa văn.
- Trần thạch cao hiện đại: Là kiểu trần có tính linh động nhất, có thể kết hợp với vật dụng trang trí và thoải mái sửu dụng các họa tiết để tạo nên sự khác biệt.
- Trần thạch cao tân cổ điển: Là loại trần mang hơi hướng giao thoa giữa cổ điển và hiện đại thưởng sử dụng các chi tiết như đèn trần để làm nổi bật thiết kế.
Trên đây là các loại trần thạch cao hiện nay. Và với mỗi loại trần đều có những ưu nhược điểm riêng, do đó khi thi công bạn cần tham khảo thật kỹ và lựa chọn loại trần thạch cao phù hợp nhất với công trình của mình, tránh phó mặc tất cả cho đội ngũ xây dựng.
Cảm ơn anh/chị đã theo dõi bài viết này của Vinapad
Xem thêm:
>> Tìm hiểu về trần thạch cao phòng ngủ
>> Tìm hiểu về trần thạch cao phòng kháchCông Ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Vinapad Việt Nam:
Factory: Mặt đường KCN Bình Phú, Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội
VP: Thôn Yên Lạc 1, Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội
Email: kinhdoanh@vinapad.com
Phone: 091.468.2106