VINAPAD - Nhà thầu thi công nội thất khách sạn chuyên nghiệp

Các loại gỗ công nghiệp trong sản xuất nội thất

    Mục lục ( - )

  • Các loại gỗ công nghiệp

    • 1. Gỗ công nghiệp MFC

    • 2. Gỗ công nghiệp MDF

    • 3. Các loại gỗ công nghiệp phổ biến: cốt gỗ HDF

    • 4. Gỗ công nghiệp Plywood

    • 5. Gỗ công nghiệp ghép thanh

Các loại gỗ công nghiệp từ lâu đã trở thành chất liệu phổ biến trong thiết kế và thi công nội thất. Với những ưu điểm vượt trội như dễ thi công, không sợ bị cong vênh hay mối mọt. Gỗ công nghiệp lại có giá thành vừa phải với nhiều mẫu mã đa dạng. Trong bài viết này Vinapad sẽ giới thiệu cho anh/chị 6 loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất. Cũng như các đặc điểm kỹ thuật của nó.

Các loại gỗ công nghiệp

Khác với gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp được tạo thành từ các vụn gỗ, sử dụng keo hoặc hóa chất để ép thành các tấm gỗ.

Loại gỗ này được tận dụng từ các nguyên liệu gỗ thừa, tái sinh, ngọn non của gỗ, v..v.. Tùy theo lõi gỗ, quy trình sản xuất, v..v.. mà ta có thể chía gỗ công nghiệp thành nhiều loại khác nhau.

cac-loai-go-cong-nghiep-1
Các loại gỗ công nghiệp đa dạng về màu sắc, vân gỗ.

Lựa chọn được cốt gỗ chất lượng sẽ mang tới vẻ đẹp, độ bền và an toàn cho sản phẩm nội thất. Hiện nay, trên thị trường sử dụng chủ yếu các loại cốt gỗ sau.

1. Gỗ công nghiệp MFC

Gỗ công nghiệp MFC được sản xuất từ gỗ rừng trồng như keo, bạch đàn, cao su…Đây là những loại gỗ ngắn ngày được thu hoạch nhanh chóng.

Để sản xuất gỗ công nghiệp MFC người ta băm nhỏ các cây gỗ thành những dăm gỗ. Các dăm gỗ này được kết hợp với keo để ép tạo độ dày.

cac-loai-go-cong-nghiep
MFC – Một trong các loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Nhiều người thường nghĩ rằng gỗ công nghiệp MFC được tạo thành từ gỗ tạp hoặc phế phẩm. Sự thật không phải là như vậy nó được cấu tạo hoàn toàn từ gỗ trồng tự nhiên.

Một số đặc điểm của cốt gỗ MFC:

  • Bề mặt hoàn thiện thường sử dụng PVC tráng lên.
  • Để tăng tính thẩm mỹ, người ta thường in giấy vân gỗ lên trên tấm MFC.
  • Muốn tạo ra các tấm MFC chống nước, chống ẩm, người ta sử dụng kheo chống nước khi sản xuất. Sau đó tráng thêm một lớp bảo vệ để hoàn thiện bề mặt.
  • Cốt gỗ MFC chống ẩm có lõi dăm mày xanh nhạt, đây là đặc điểm phân biệt với các tấm MFC tiêu chuẩn thông thường.
cac-loai-go-cong-nghiep-2
Hình ảnh cho thấy sự khác nhau giữa lỗi MFC thường và chống ẩm.
  • Độ dày tấm MFC tiêu chuẩn: 6 ~ 24mm. Độ dày các loại gỗ công nghiệp này có thể thay đổi tùy theo yêu cầu khách hàng.
  • Ứng dụng: tấm MFC được sử dụng cho các sản phẩm nội thất như giường, tủ, bán, vách ngăn, v..v..

2. Gỗ công nghiệp MDF

Cốt gỗ MDF cũng được sản xuất từ gỗ trồng tự nhiên. Tuy nhiên, khác với MFC, loại gỗ công nghiệp này sử dụng chất liệu gỗ được xay nhuyễn thành sợi. Bởi vậy, so với MFC thì gỗ MDF được đánh giá cao hơn về chất lượng.

cac-loai-go-cong-nghiep-3

MFC trơn là loại gỗ công nghiệp phổ biến. Trước khi đưa vào sử dụng chúng có thể được phủ Veneer, Laminate, Melamine trắng hoặc giả vân gỗ.

Trong các loại gỗ công nghiệp thì MDF cũng là loại có khả năng chịu nước, chống ẩm. Chúng có thể được sản xuất thành các sản phẩm nội thất tại các khu vực độ ẩm cao như: bếp, phòng tắm, phòng xông hơi, v..v..

cac-loai-go-cong-nghiep-4

Lõi gỗ MDF rất mịn nên có nhiều công dụng như phủ sơn hoặc phủ acrylic cao cấp để tạo độ bóng. Gỗ MDF rất đẹp, có mẫu mã đa dạng với giá thành hợp lý. Nó được ứng dụng nhiều trong việc làm đồ nội thất như giường, tủ, bàn, ghế…

Độ dày của cốt gỗ MDF cũng giồng MFC (6 ~ 24 mm) và thay đổi tùy theo nhu cầu sử dụng thực tế.

>> Xem thêm: Nên dùng gỗ MFC hay MDF

3. Các loại gỗ công nghiệp phổ biến: cốt gỗ HDF

Gỗ HDF được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên. Bột gỗ qua xử lý được kết hợp với các chất phụ gia để tăng thêm độ cứng, chống mối mọt. Sau đó bột gỗ được ép dưới áp suất cao để hình thành những tấm gỗ HDF.

Gỗ HDF có kích thước 2000 x 2400mm, đồ dày từ 6 ~ 24mm.

cac-loai-go-cong-nghiep-5

Các tấm ván gỗ công nghiệp HDF đã xử lý bề mặt sẽ được cắt kích thước theo thiết kế định hình. Cán phủ lớp tạo vân gỗ và lớp phủ bề mặt trong suốt, có màu sắc ổn định.

Gỗ ván ép HDF có tác dụng cách âm khá tốt, khả năng chịu nhiệt cao nên thường được sử dụng cho phòng học, phòng ngủ và phòng bếp.

Khung gỗ ép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất để chống mối, mọt nên khắc phục được các nhược điểm như nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên.

Trong các loại gỗ công nghiệp thì HDF thuộc dạng gỗ kỵ nước. Khả năng chống ẩm, chịu nước của chúng rất kém. Bởi vậy chúng thường được ứng dụng làm vách ngăn, cửa ra vào,.. tại những khu vực có độ ẩm thấp, không thường xuyên dính nước.

Sàn gỗ HDF cũng là một ứng dụng tuyệt vời bởi chất gỗ HDF ổn định, mật độ dày mịn mang tới chất lượng và sự sang trọng.

4. Gỗ công nghiệp Plywood

Plywood là loại ván được ép từ những miếng gỗ thật, lạng mỏng. Nó được ép ngang, dọc trái chiều nhau để tăng tính chịu lực.

Đây là loại gỗ công nghiệp có khả năng chịu lực cao. Nó thường được đi kèm với Veneer để tạo tính thẩm mỹ rồi sơn phủ PU để bảo vệ bề mặt khỏi trầy xước và chống ẩm.

cac-loai-go-cong-nghiep-6
Gỗ Plywood: một trong các loại gỗ công nghiệp được ưa chuộng và sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Gỗ Plywood sử dụng 2 loại keo chính là keo Phenol hoặc Formaldehyde. Trong đó keo Phenol có tác dụng chịu nước nên ván ép sử dụng loại keo này được dùng rộng rãi trong sản xuất nội thất.

Gỗ công nghiệp Plywood có kích thước tiêu chuẩn 1220mm x 2440mm, độ dày từ 3mm – 25mm.

cac-loai-go-cong-nghiep-7

Gỗ Plywood được dùng để tạo đồ nội thất uốn cong, những sản phẩm có đường cong mềm mại như ghế uốn cong, tay chân ghế uốn cong hoặc các mẫu trang trí nội thất bằng gỗ uốn cong.

5. Gỗ công nghiệp ghép thanh

Cũng là một trong các loại gỗ công nghiệp được nhiều khách hàng yêu thích, gỗ ghép thanh có chất lượng và độ bền tốt.

Loại gỗ này được sản xuất từ gỗ rừng trồng. Các thanh gỗ đã qua xử lý được hấp, sấy trên dây chuyền hiện đại, tiên tiến. Sau khi được gia công (cưa, bào, phay, ghép, ép, chà,..) chúng được phủ một lớp sơn trang trí bóng, đẹp.

cac-loai-go-cong-nghiep-8

Gỗ công nghiệp có độ bền chắc không kém gì gỗ tự nhiên. Khi bề mặt ván ghép được dán lớp Veneer thì tính thẩm mỹ và chất lượng của nó tương đương với một tấm gỗ đặc.

Các thanh gỗ ghép đều có kích thước chuẩn là 1220 x 2440mm, độ dày 12 ~ 20mm.

Gỗ công nghiệp ghép thanh được sử dụng để làm bàn ghế, đồ nội thất cho các quán cà phê nhỏ. Đồng thời nó được dùng để sản xuất đồ gỗ nội thất, đồ mộc và trang trí nội thất.

cac-loai-go-cong-nghiep-9

Trên đây là các loại gỗ công nghiệp phổ biến do Vinapad tổng hợp. Hy vọng những thông tin này hữu ích với anh/chị.

Cảm ơn đã theo dõi bài viết!